MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 206

2. Thời kỳ tiệm tiến (đến khi tạp chí « Nam Phong » đình bản 1934)
3. Thời kỳ thành lập (đến ngày tác chiến 19-12-1946).

PHẠM THẾ NGŨ :
1. Giai đoạn 1862-1907
2. Giai đoạn 1907-1932
3. Giai đoạn 1932-1945.

THANH-LÃNG :
1. Thế hệ đối kháng 1862-1913
2. Thế hệ liên hiệp 1913-1932
3. Thế hệ đoạn tuyệt 1932-1945.

Một điểm khác nữa mà chúng tôi đã nói qua là giai đoạn I, hậu bán thế

kỷ XIX, tùy theo tác giả, hoặc được trả về cho thế kỷ XIX hoặc được ghép
vào tiền bán thế kỷ XX để tạo thành một thời đại, cận đại (theo THANH-
LÃNG) hay hiện đại (theo PHẠM THẾ NGŨ). Dầu theo giải pháp nào, trừ
D.Q.H, các tác giả đều có chọn một năm làm mốc khi bước vào thế kỷ XX.
Năm đó, theo NGHIÊM TOẢN, THANH-LÃNG là 1913, NGUYỄN
TƯỜNG PHƯỢNG và BÙI HỮU SỦNG là 1910, PHẠM THẾ NGŨ 1907.

Dầu năm nào có được lựa chọn, năm đó cũng chỉ có một giá trị tương

đối, nhưng ít nhứt cũng phải có tính cách tiêu biểu. Hiểu như vậy, năm tiêu
biểu phải là năm có đánh dấu một sự kiện, một hiện tượng, một biến cố,
nếu là biến cố văn học thì rất tốt. Nếu không, thì biến cố đó phải có tính
cách quyết định ảnh hưởng đến nhiều phương diện sanh hoạt, trong đó có
văn học.

Năm 1910 không đáp ứng được những tiêu chuẩn trên :

« …Trường Đông-kinh nghĩa thục bị đóng cửa năm 1907, thi hương

bãi bỏ năm 1915, văn chương cổ điển đến đây là chấm hết. Chọn năm 1910
làm giới hạn, chúng tôi có ý muốn giúp học sinh tìm hiểu qua thơ văn từ
1910 tất cả thái độ và phản ứng của nho sĩ trước sự đột nhập của văn hóa
Tây phương : chống ngoại xâm, ái quốc tiêu cực góp tàn lực vào công cuộc
giải phóng dân tộc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.