MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 56

Ông C.B.Q. đỗ cử nhân năm Tân Mão (1831). Liền năm sau (1832) có

kỳ thi hội khoa Nhâm Thìn. Chính Nguyễn Bá Nghi đỗ phó bảng khoa này
(theo « Quốc triều đăng khoa lục » của CAO XUÂN DỤC) và người sau
này rất nặng ân oán giang hồ với C.B.Q.

Ông D.T.G bảo « nguyên ủy » của nó (hai câu đối có chữ Quyền và

Trứ ở cuối câu) là như vậy, theo ông kể, nghe ra rất xuôi tai. Điều đáng tiếc
là cả hai ông đều không cho biết xuất xứ câu chuyện mình kể. Bài tựa «
Cao Bá Quát thi tập » không đề cập chuyện dán đôi câu đối ở cổng nhân
ngày tết. Vậy thì tài liệu lấy ở đâu ? Ông D.T.G kể một câu chuyện khác để
phủ nhận rồi cũng im lặng luôn về xuất xứ nốt. Giá ông cho biết thêm xuất
xứ của giai thoại văn chương đó như ông đã làm trong một giai thoại khác
(sắp nhắc lại ở một đoạn sau) thì hay biết mấy.

Ông LÃNG-NHÂN trong « Giai thoại làng nho » sử dụng tài liệu của

ông LÊ THƯỚC (« Sự nghiệp và thi văn của Uy-viễn tướng công Nguyễn
Công Trứ »
, 1928) cũng thuật lại như ông D.T.G.

Nhưng ông NGUYỄN TOẠI, « Nhân đọc Giai thoại làng nho của

Lãng-nhân », cho rằng hai câu ấy (như TRÚC-KHÊ đã ghi) là của một kẻ
vô danh, chớ không phải của họ CAO, của ông Quyền và ông Trứ : « Năm
Minh-mạng thứ sáu, tại Quốc tử giám, Thân văn Quyền là Tế tửu, Nguyễn
công Trứ là Tư nghiệp, Giám sinh ghét hai quan đầu nhà Giám, nên có kẻ
vô danh viết vào cửa Giám câu đối… »

90

Như vậy, dầu theo ông LÊ THƯỚC, ông DƯƠNG TỰ GIÁP hay ông

NGUYỄN TOẠI, tác giả câu đối trên không phải là C.B.Q. như ông
TRÚC-KHÊ đã viết.

*

Ở trang 10, ông D.T.G. viết tiếp :

« Đoạn IV, trang 43, tác giả bảo ông Quát đã dùng hai câu sau đây để

vào gạ ăn trong một đám ma : Thấy xe thiên cổ xịch đưa ra, không thân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.