MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 57

thích lẽ đâu mà khóc mướn ? Tưởng sự bách niên đùng nghĩ lại, não can
tràng nên mới phải thương vay ».

« Đoạn VI, trang 75, tác giả bảo ông Quát khi làm Huấn-đạo Sơn-tây

đã dán ở nhà riêng hai câu dưới đây : Nhà trống ba gian, một thầy, một cô,
một chó cái. Học trò dăm đứa, nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi.

« Trong bốn câu này, hai câu trên ở cuốn « Phổ Chiêu thiền sư thi văn

tập » nói là của ông Chiêu Lỳ. Còn hai câu dưới thì tạp chí Nam-Phong nói
là của Ông Ích-Khiêm, nguyên văn ở đấy như vầy : Nhà trường ba bốn
gian, một thầy, một chó. Học trò năm bảy đứa, nửa khỉ, nửa tườu.

« Chưa chắc tạp chí Nam Phong và sách P.C.T.S.T.V.T. nói vậy có đúng

hay không. Nhưng theo lẽ đương nhiên của nhà trứ thuật, thì văn chương
cũng như đồ vật, kẻ trước bảo là của người này, nếu mình muốn nhận là của
người kia, ít ra cũng phải có gì làm bằng. »

Trong quyển « Thi sĩ Trung Nam »

91

, VŨ NGỌC PHAN nói là của

Ông Ích Khiêm. NỂ-UY « Nhân đọc Thi sĩ Trung Nam » đòi lại cho CAO
BÁ QUÁT với luận chứng vững vàng : « Xem tiểu sử của Ông Ích Khiêm,
tôi không thấy ông đi dạy học bao giờ cả mà ông Vũ lại nói là lúc đó «
mười sáu tuổi, ông (Ích-Khiêm) được bổ huấn đạo Thanh-hóa ». Sách «
Đại-Nam chính-biên liệt truyện » (tập hai quyển 36 tờ 18b) chép rằng : «
Sơ bổ các thuộc, chuyển Kim-thành tri huyện » nghĩa là : Lúc đầu được bổ
vào Nội-Các (…) rồi đổi đi tri huyện Kim-thành ».

92

Đối chiếu tiểu sử của C.B.Q. với Ông Ích Khiêm, chúng tôi nhận thấy

hai câu đối dán ở trường học ứng với hoàn cảnh và tâm trạng của họ CAO
hơn. Và cũng chính lời của ông D.T.G. bộc lộ rõ sự hoài nghi « chưa chắc
tạp chí Nam Phong (…) nói vậy có đúng hay không », nhưng điều ông
D.T.G. trách ở đây liên hệ đến phương pháp hơn là tài liệu.

KHẢO HẠCH VÀ KHẢO, HẠCH

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.