MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 75

vua có nên đề cao quá đáng như vậy hay không để rồi vô tình củng cố thêm
tinh thần tự mãn của họ CAO ? Và liệu nhà vua có đủ khiêm tốn khuất
mình đi để đưa bốn người khác lên trên chăng ? Và nhứt là trong lúc đó,
nhà vua lại là người ra đề tài thi đình. Có thể suy luận rằng nhà vua khen
như vậy cũng là một cách tự đề cao mình : văn thơ dưới triều Tự-đức rực rỡ
đến lấn áp cả thời Tiền Hán và Thịnh Đường. Nhưng có đề cao như vậy
cũng chính là tự hạ mình rồi. Chắc chắn là nhà vua chẳng muốn tự hạ mình.

Ông ƯNG-TRÌNH trong quyển « Tùng-thiện vương » có cước chú về

hai câu nói trên như thế này : « Nhiều người nhận là thơ của đức Dực-tông,
song tra trong tất cả các tập ngự chế, thì không có hai câu ấy. Vì thời nhơn
đều công nhận văn thơ của bốn nhà ấy hay nhất cho nên có người viết hai
câu này ; tương truyền đến nay, khắp cả Bắc Nam, thành thử trẻ già ai cũng
thuộc. »

118

Kết luận, sách « Đại-Nam chánh biên liệt truyện » chép như trên là

thận trọng.

HAI CÂU THƠ VỪA CHỮ VỪA NÔM CỦA VUA TỰ-ĐỨC

LÀM TRONG MỘNG

Vua DỰC-TÔNG rất sính thơ. Có một lần, trong giấc mộng, ông nghĩ

ra hai câu thơ vừa nôm vừa chữ. Vài tác giả có thêm là do thần nhân tặng.
Hôm sau, ông đọc lại cho các quan nghe :

« Viên trung oanh chuyển khề khà ngữ
Dã ngoại đào hoa lấm tấm khai »

C.B.Q. tâu là hồi còn đi học đã có nghe hai câu đó trong một bài hát

cú. Nhà vua bảo đọc cho nghe. C.B.Q. vâng lịnh tức khắc ứng khẩu :

« Bão mã tây phong huếch hoác lai,
Huênh hoang nhân tự thác đề hồi.
Viên trung oanh chuyển khề khà ngữ,
Dã ngoại đào hoa lấm tấm khai.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.