MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 77

Nghĩa là :

« Con hay nối nghiệp cha,
Tôi phải đền ơn chúa. »

C.B.Q. phê vào đôi câu đối ấy một câu : « Tối hảo ! Tối hảo ! Cương

thường điên đảo ! » Nghĩa là rất hay rất hay nhưng cương thường đảo
ngược. Vua hỏi tại sao, ông sửa lại là :

« Quân ân thần khả báo,
Phụ nghiệp tử năng thừa. »

Nghĩa là : vì vua (quân) phải đứng trên tôi (thần), cha (phụ) phải đứng

trên con (tử) mới thuận lý.

Ở chỗ này, ông T.K. có dè dặt, điều ít thấy ở nơi khác : « Câu chuyện

này, nhiều người truyền lại nhưng tác giả hơi ngờ. Theo sách « Đời tài hoa
»
của ông Nguyễn Văn Đề thì việc này là của ông Thủ khoa Nguyễn Hàm
Ninh. Cũng có người lại cho việc này là của người Tàu. Xin cứ tạm để vào
đây để đợi xét. » (tr.62)

Việc sửa chữa đó, lấy lý mà suy, không hợp với tính khí con người

C.B.Q. rất ít nhắc tới đạo vua tôi trong những tác phẩm còn lại của ông,
khác hẳn với NGUYỄN CÔNG TRỨ coi đó như là một món nợ đeo đai
theo tác giả như một ám ảnh :

- « Đạo vi tử vi thần đâu có nhẹ »

- « Xuất mẫu hoài tiện thị hữu quân thân »

- « Ba vạn anh hùng đè xuống dưới,
Chín lần thiên tử đội lên trên.
»

- …

Trước mặt vua mà sửa như vậy, bây giờ, người ta gọi là « nâng bi » đó

! Mà trong những sách báo chúng tôi được đọc về C.B.Q., chúng tôi chưa
tìm được một giai thoại nào cho thấy C.B.Q. « nâng bi » ai một lần.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.