MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 76

Xuân nhật bất văn sương lộp bộp,
Thu thiên chỉ kiến vũ bài nhài.
Khề khà thi tứ đa nhân thức,
Khệnh khạng tương lai vấn tú tài. »

119

Đây là bản của T.K. có kèm theo phần dịch nghĩa :

« Ngựa báu theo gió tây huếch hoác lại,
Huênh hoang người tự theo về.
Trong vườn tiếng oanh hót khề khà,
Ngoài đồng hoa đào nở lấm tấm.
Ngày xuân chẳng thấy sương lộp bộp,
Trời thu chỉ những mưa bài nhài.
Khù khờ câu thơ đã nhiều người biết,
Còn khệnh khạng đem hỏi các nhà văn học. »

Nhà vua biết mình bị trêu nhưng đành chịu.

Trong bài « Xét lại nhà thơ Cao Bá Quát », THÁI-BẠCH cũng có

nhắc qua giai thoại này và thêm : « Rồi sau đó ít hôm Quát bị đổi đi giáo
thụ Quốc-oai. Song theo cụ Ưng-Trình Thúc-giạ-thị, chắt của Tuy-lý vương
thì bài thơ ấy đã có trong tập bản thảo về thơ từ hồi trào Minh-mạng. »

120

Nếu quả thật đã có từ thời Minh-mạng thì bài thơ trên không thể là của

C.B.Q. làm ra để trêu Dực-tông.

HAI CÂU ĐỐI Ở ĐIỆN CẦN-CHÁNH CÓ PHẢI DO CAO BÁ

QUÁT SỬA ?

Ngoài ra, ông THÁI-BẠCH còn cho biết thêm hai câu đối được

C.B.Q. sửa chữa cũng « không hề có ở các cung điện lâu đài Huế »

121

như

sách của T.K. có chép. Theo ông T.K., tại điện Cần-chánh thuở ấy có khắc
đôi câu đối :

« Tử năng thừa phụ nghiệp,
Thần khả báo quân ân. »

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.