MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 90

VII. PHỤ LỤC

BẢN MẬT TẤU CỦA QUAN TỈNH BẮC-NINH VỀ CAO BÁ

QUÁT

Về bản mật tấu đó, ông TRÚC-KHÊ chỉ nói thoáng qua : « Niên hiệu

Thiệu-trị năm đầu (1841) quan tỉnh Bắc-ninh thấy Cao Bá Quát là người có
tài học mà chẳng được dùng, bèn đệ mật tấu về kinh để tiến cử. Nhân thế,
ông Quát được vời vào kinh, sung làm chức Hành-tẩu bộ Lễ. » (tr.51)

Ông NGUYỄN QUỲNH có trích một đoạn bản mật tấu đó mà không

có chua xuất xứ, nguyên văn như sau :

« Sĩ phu trong đời tuy hiếm nhưng không phải là không có.

« Cây trầm, cây quế trong rừng dẫu khó tìm, nhưng vẫn chưa phải là

hết hẳn. Phàm người có chút học thức ai chả mong tước lộc của Triều đình
? Kẻ cầm gươm lăn lóc ở chiến trường, há chẳng phải vì chữ « Phong hầu
Bái Tướng » ? Tên cuồng sĩ Cao Bá Quát tài học xét ra thật uẩn súc cao
siêu, nhưng tính tình lại kiêu xa ngạo mạn. Triều đình chủ trương đào luyện
nhân tài theo đường lối đạo đức của Thánh hiền, không vì tiếc rẻ một nhân
tài mà để giảm thanh danh của Khổng giáo. Sách có chữ : « Như hữu Chu
công chi tài, chi mỹ, sử kiêu thả lận, kỳ dư bất túc quan dã dị »

139

. Như vậy

Triều đình không trọng dụng tên Quát thật là chí công, chí lý thay.

« Nhưng ít lâu nay, thần được biết tên Quát vì bất đắc chí nên thành ra

phóng đãng giang hồ, thường nay đây mai đó, khi quán rượu, lúc bến đò,
dùng văn chương châm biếm người đời, lấy kinh sách mỉa mai thế tục.

« Hành vi của Quát xét ra có hại đến thanh danh của giới sĩ phu, mà

cũng có thể làm cho dân chúng hiểu lầm là Triều đình quá ư bạc đãi nhân
tài, coi nho giả như phường tục tử.

« Thần trộm nghĩ sách có câu : « Quân tử cố cùng, tiểu nhân cùng tư

lạm hĩ »

140

. Xem như tên Quát gia đình bần bách, ba gian nhà cỏ không đủ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.