quyền coi việc đánh đồng hình tượng Manông với ý niệm “tính người tối
đa” là việc làm quá ư ngây thơ: tính người đâu phải chỉ thu gọn ở những bộ
trang phục lộng lẫy, ở những bữa dạ tiệc thịnh soạn, ở những chiếc vé xem
hát đắt tiền và những trò tiêu khiển miên man. Cội nguồn tạo dựng, ngay cả
khi xét trong phạm vi của nữ giới đơn thuần đi nữa, cũng xa lạ đối với
Manông. Ta không tài nào hình dung nổi nàng trong cương vị của một
người mẹ, một người vợ, tảo tần nuôi con dạy cái và thu vén việc cửa nhà.
Hơn nữa, Manông còn mang sẵn trong con người mình bản năng tàn phá –
hễ tiếp cận với nàng, mọi thứ đều lập tức trở nên đồi bại. Ngay cả đám tôi
tớ của Manông, do chứng kiến cảnh sống chung của nàng với đơ Griơ,
cũng đã tiêm nhiễm phải những thói xấu của chủ: họ cũng lấy cắp tiền
nong, tư trang của chủ, y hệt như nàng đã lấy cắp của đám khách làng chơi
đến giải buồn.
Manông không đủ sức mang lại hạnh phúc cho người nàng yêu: ngay
cả khi đã đứng vững chân trên một mảnh đất chắc chắn như mối tình rất
mực thủy chung của đơ Griơ đi nữa, nàng vẫn không sao xây dựng được
một hạnh phúc lứa đôi bền chặt.
Đến như tình cảm máu mủ, ruột rà, nàng cũng hoàn toàn xa lạ, Không
như đơ Griơ, lúc nào cũng ngóng chờ được trở về sum họp với cha già, với
người em, với người bạn thời thơ ấu, Manông không bao giờ tưởng đến gia
đình và đả động đến gia đình. Ngay cả bạn gái, nàng cũng không có. Trong
khi đơ Griơ bao giờ cũng canh cánh bên lòng hình ảnh người bạn Tibecgiơ,
thậm chí cả khi hai người xa cách, thì Manông hoàn toàn chẳng có một ai
để mà kết thân. Nàng không hề dành sẵn đất cho tình bằng hữu.
Cần nhận thấy rằng trong thiên truyện của Prévost, từ phía đơ Griơ đã
xuất hiện toàn những nhân vật chính diện (cha chàng, em chàng, Tibecgiơ,
ông đơ T… – và thậm chí cả viên cai ngục ở nhà tù Priut nữa), thì từ phía
Manông chỉ xuất hiệu toàn những nhân vật phản diện (anh nàng, đám
khách làng chơi liên tục thế chân nhau). Manông tựa hồ như một thứ ma
lực, chỉ lôi cuốn về phía mình toàn những cái xấu, cái ác, cũng rất đáng chú
ý là hết thảy những kẻ “ngưỡng mộ” Manông, được nhà văn dựng lại trong