thương của chúng ta! Chúng ta kéo lê những đau khổ ấy đến một đất nước
xa lạ mà ở đó chắc là chúng ta phải chịu đựng những nỗi cùng cực khủng
khiếp, bởi vì người ta coi việc đưa em sang đó là một khổ hình, thì có ích
gì? Chúng ta hãy cùng chết đi, – nàng nói tiếp, – hay ít nhất là anh giết em
đi, rồi đi tìm lấy một số phận tốt đẹp hơn trong vòng tay của một người tình
có hạnh phúc hơn em!”
“Không đâu! Không đâu! – Tôi đáp, – đối với anh được sống trong
đau khổ với em đã là một số phận đáng được thèm muốn rồi!”
Lời nói của nàng làm tôi run sợ. Tôi đoán rằng nàng bị những đau khổ
dằn vặt quá mức. Tôi cố gắng làm ra vẻ bình tĩnh để tránh cho nàng những
ý nghĩ bi thảm về cái chết và tuyệt vọng. Tôi quyết định từ đó về sau phải
giữ cái thái độ ấy, và về sau, tôi đã được chứng minh rằng không có gì có
thể làm cho một người phụ nữ can đảm lên bằng sự gan dạ của người đàn
ông mà họ yêu.
Khi tôi đã không còn hy vọng nhận được sự trợ giúp của Tibecgiơ
nữa, tôi bán con ngựa đi. Tiền bán ngựa cộng với số tiền của ông giúp tôi
còn lại, tất cả tôi có được món tiền còm là mười bảy pixtôn. Tôi bỏ ra bảy
đồng để mua đôi ba thứ lặt vặt cần thiết cho Manông, còn thì tôi giữ chặt
mười đồng kia, xem đó như là cơ sở của vận hội cùng những niềm hy vọng
của chúng tôi ở Mỹ. Tôi không có khó khăn gì trong việc xin được thu nhận
lên tàu. Bấy giờ, người ta đang tìm những thanh niên tự nguyện sang phục
vụ ở thuộc địa. Tôi khỏi phải trả tiền đi tàu và tiền ăn. Hôm sau có chuyến
xe thư đi Paris, tôi bèn viết một lá thư cho Tibécgiơ. Bức thư xúc động đã
làm cho anh ấy mủi lòng đến cực độ bởi vì nó đã làm cho anh ấy có một
quyết định chỉ có thể xuất phát từ một tấm lòng thương mến và hào hiệp vô
biên đối với một người bạn thân khốn khổ.
Chúng tôi nhổ neo. Gió thuận. Chúng tôi được thuyền trưởng dành
cho một chỗ riêng trên tàu. Ông ta nhân từ đối xử với chúng tôi, có khác
hơn đối với những người khốn khổ cùng đi. Ngay trong ngày đầu, tôi đã
tiếp xúc riêng với ông ta và để làm cho ông ta có chút ít quan tâm đến tôi,