MAO- THE UNKNOWN STORY - Trang 135

toàn là một sự bịa đặt, và trong niềm khải hoàn của học thuật, họ trích dẫn
bằng chứng rằng hết thảy 22 người dẫn đầu vượt qua cầu đều sống sót và
sau đó nhận tặng phẩm mỗi người một bộ quần áo Lê-nin và một cây bút
máy. Chẳng người nào bị thương. Cả hai trích dẫn rằng Chu Ân Lai biểu lộ
sự lo lắng sau đó vì bị mất một con ngựa khi băng qua cầu.
Câu chuyện được kể tiếp theo một nguồn mạch tương tự như thế: Mao có
một địch thủ, Vương Minh (Wang Ming), bị đánh thuốc độc suýt chết trong
khi họ trú ẩn ở Diên An. Mao hoan nghênh cuộc xâm lược Trung Hoa của
người Nhật, vì ông nghĩ rằng nó sẽ đưa tới cuộc phản công chống xâm lược
của người Nga và là một cơ hội cho ông dẫn đầu một chế độ bù nhìn cho
Nga. Chẳng những không lãnh đạo cuộc chiến đấu chống lại người Nhật.
Mao còn ra lệnh cho Hồng Quân đừng đánh nhau với quân Nhật, và ông
nổi khùng khi các thủ lãnh Cộng sản khác đụng độ lẻ tẻ với Nhật. Quả thật,
Mao được nói là đã hợp tác với tình báo của Nhật để làm tiêu hao các lực
lượng của người Trung Hoa theo chủ nghĩa dân tộc.
***
Gần như mọi người đều kinh ngạc. Tôn Dật Tiên phu nhân, cũng được biết
với tên Tống Khánh Linh, bị miêu tả là điệp viên của Liên Sô, mặc dù
không có sức thuyết phục lắm. Và Trương Học Lương, vị "Thống chế trẻ
tuổi
", người được tưởng nhớ một cách rộng rãi tại Trung Quốc như một vị
anh hùng vì hành động bắt cóc Tưởng Giới Thạch để buộc ông ta phái đánh
nhau với Nhật, được miêu tả là một kẻ có máu đảo chánh và thèm khát
quyền lực. Tôi quen biết vị Thống chế trẻ tuổi đó vào cuối cuộc đời của
ông, và chữ ông viết theo thư pháp cái tên Trung Hoa của tôi được dùng để
trang trí cho danh thiếp bản chữ Hoa của tôi, nhưng lúc này tôi đang tự hỏi
có nên có bản danh thiếp mới hay không.
Sau khi Mao nắm quyền, Chang và Halliday cho thấy ông tiếp tục ác ôn.
Đây là ý kiến đã quá quen thuộc, nhưng về vấn đề đó vẫn có những phát
giác mới. Mao dùng Chiến tranh Triều Tiên như một cơ hội để tàn sát các
bộ đội từng theo dân tộc chủ nghĩa. Và Mao phát biểu một số điều đáng lưu
ý về dân quê mà ông được cho là người mạnh mẽ bênh vực họ. Vào thập
niên 1950, trong khi họ đang chết đói, Mao ra lệnh: "Hãy giáo dục dân quê

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.