Kissinger đã tìm được cách giải quyết khó khăn này. Kissinger nói
với Chu đã quyết định diễn đạt quan điểm của Mỹ bằng phương
thức khác:
“Phía Mỹ tuyên bố: Mỹ nhận thức rằng tất cả những người
Trung Quốc ở hai bờ eo biển Đài Loan đều cho rằng chì có một
nước Trung Hoa, Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc, Chính
phủ Mỹ không có ý kiến khác về lập trường trên. Mỹ khẳng định
mối quan tâm của mình đối với việc người Trung Quốc giải quyết
hoà bình vấn đề Đài Loan. Tính tới triển vọng đó, Mỹ xác nhận
mục tiêu cuối cùng rút toàn bộ lực lượng vũ trang cùng các công
trình quân sự của Mỹ khỏi Đài Loan. Trong thời gian này, song
song với tình hình căng thẳng trong khu vực dịu đi, Mỹ sẽ từng
bước giảm lực lượng vũ trang và các công trình quân sự của mình
ở Đài Loan”.
Chu Ân Lai đọc lại, cân nhắc từng chừ, vẻ mặt tươi cười:
- Tiến sĩ rốt cuộc là tiến sĩ, đây quả là một phát minh thần bí!
Bế tắc được khai thông. Ngày 28-2, hai bên công bố Thông cáo
chung Trung-Mỹ (Thông cáo Thượng Hải). Cùng ngày, Nixon rời
Trung Quốc.
Nhìn bề ngoài, Tổng thống Mỹ thăm Trung Quốc giống như
Quốc vương phiên bang triều kiến Hoàng đế Thiên triều, thoả mãn
tối đa tâm lý tự tôn và hư vinh của người Trung Quốc. Trên thực
tế, trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, chiêu này là bước quyết định
Mỹ đánh bại Liên Xô, làm tan rã phe xã hội chủ nghĩa; bắt đầu
thực thi diễn biến hoà bình chống Trung Quốc. Nixon ảnh hưởng
tới hướng đi của lịch sử thế giới nửa cuối thế kỷ 20: Liên Xô tan
rã. Đông Âu biến động dữ dội, Trung Quốc cải cách mở cửa, nước
Mỹ trở thành con dê đầu đàn lãnh đạo thế giới. Nếu dùng biện