Pi-e Qui-ri là ai?
Một nhà bác học Pháp thiên tài, trong nước chưa ai biết tên nhưng đã
được đồng nghiệp nước ngoài đánh giá rất cao.
Anh sinh ngày 15 tháng 3 năm 1859 ở Pa-ri phố Qui-vi-ê, là con trai
thứ hai bác sĩ Ô-giên Qui-ri cũng là con một thầy thuốc. Dòng họ Qui-ri gốc
ở An-đát-xơ và theo đạo tin lành, xưa kia thuộc tầng lớp trung lưu, kế tiếp
mấy đời trở thành một gia đình trí thức, một gia đình bác học. Ngoài công
việc thầy thuốc chữa bệnh để kiếm sống, bác sỹ Qui-ri rất ham mê nghiên
cứu khoa học. Ông làm trợ lý ở phòng thí nghiệm viện bảo tàng và là tác giả
của nhiều công trình tiêm chủng bệnh lao.
Từ bé, hai anh em Giắc và Pi-e cũng ham thích khoa học. Pi-e tính tự
do và thích mơ mộng, không chịu gò ép vào khuôn khổ giảng dạy cho các
trường trung học. Bác sỹ Qui-ri biết rằng đứa con trai quá đặc biệt này không
thể là một học trò xuất sắc ở trường trung học nên lúc đầu, ông tự mình dạy
con, về sau giao phó cho một giáo sư nổi tiếng là Ba-li-dơ.
Nhờ cách dạy dỗ phóng khoáng đó, 16 tuổi Pi-e đỗ tú tài khoa học,
18 tuổi đỗ cử nhân, 19 tuổi được vào làm trợ lý cho giáo sư Đơ-danh ở Đại
học khoa học. Anh làm việc này 5 năm. Giắc cũng đỗ cử nhân và làm trợ lý
ở Xooc-bon. Hai nhà vật lý trẻ cùng nghiên cứu tìm ra một hiện tượng quan
trọng, hiện tượng áp điện và chế ra một dụng cụ mới gọi là áp điện kế có
nhiều tác dụng, đo được chính xác những lượng điện rất nhỏ.
Năm 1883, Giắc được công bố làm giáo sư ở Mông-pơ-li-ê. Hai anh
em rất tiếc phải xa nhau. Pi-e trở thành trưởng phòng thí nghiệm vật lý và
Hóa học Pa-ri. Ngoài thì giờ hướng dẫn cho học sinh thực tập, anh đi sâu vào
những vấn đề lý thuyết của vật lý tinh thể và khám phá ra nguyên lý đối
xứng là một trong những nền tảng của khoa học hiện đại.
Sau quá trình nghiên cứu và thí nghiệm, Pi-e sáng chế ra một cái cân
rất nhạy gọi là cân Qui-ri và tìm ra một định luật từ tính: định luật Qui-ri.
Do những công trình đó và do kết quả hướng dẫn ba mươi học sinh
của trường, đến năm 1894, lương anh ba trăm quan một tháng, bằng lương
một thợ chuyên môn trong nhà máy.
Khi nhà bác học nổi tiếng người Anh, công tước Ken-via tới Pa-ri,