gì! Hay cô ở lại với tôi có hơn không? Tôi hiểu rằng chuyện này sẽ làm cô
bực mình và tôi chả muốn nhắc đến nữa. Vả lại, tôi tự xét không xứng đáng
với cô về mọi mặt.
Mới đầu tôi định xin phép gặp cô một cách ngẫu nhiên ở Phơ-ri-bua
nhưng lại hiềm cô chỉ ở đây một ngày mà cái ngày ấy nhất định giành cho
các bạn Kô-van-xki của chúng ta!
Người bạn tận tình của cô
Pi-e Qui-ri
Nếu cô biên thư cho tôi biết chắc chắn là thế nào tháng 10 này cô
cũng sẽ trở lại Pa-ri, tôi sẽ sung sướng vô cùng. Để thư đi nhanh, xin đề theo
địa chỉ: Pi-e Qui-ri, 13 phố Xa-blông ở Xô (quận Xen)”
Lại viết cho Ma-ri ngày 14 tháng 8 năm 1894:
“Tôi đã do dự cả một ngày và cuối cùng, không định đến tìm cô.
Cảm nghĩ đầu tiên khi đọc thư cô là cô thích tôi không đến. Cảm nghĩ thứ
hai là dù sao, cô cũng không ngăn cản tôi đến sống bên cô 3 ngày và tôi đã
tính đi. Rồi tôi lại thấy hổ thẹn vì mình cứ đeo đuổi như vậy trong khi cô
không thuận. Sau cùng, sở dĩ tôi ở lại là vì nghĩ rằng tôi đến sẽ làm cô không
thích và cụ nhà mình mất thú vui đi chơi với cô.
Nay không còn kịp nữa thì tôi lại tiếc. Phải chăng ba ngày sống bên
nhau có thể tăng gấp đôi tình bạn giữa chúng ta để rồi có đủ nghị lực không
quên nhau trong hai tháng rưỡi xa cách.
Ma-ri có theo thuyết định mệnh không? Cô còn nhớ ngày tuần chay
chứ? Cô mất hút trong đám đông. Tôi có cảm giác là tình bạn của chúng ta
rồi cũng sẽ gián đoạn đột ngột như vậy mà cả hai chúng mình đều không
muốn. Tôi không có tư tưởng định mệnh, nhưng có lẽ đó sẽ là hậu quả tình
bạn của chúng ta. Tôi sẽ không biết hành động đúng lúc.
Kể ra nếu thế thì cũng rất hay cho cô, vì tôi chẳng hiểu tại sao lại cứ
muốn giữ cô ở lại Pháp, đày ải cô xa Tổ quốc, xa những người thân mà
chẳng có gì tốt lành đền bù cho sự hi sinh ấy?
Cô hơi quá tự tin khi cứ tưởng rằng mình hoàn toàn tự do. Ít ra ta