báo cáo về kết quả nghiên cứu thể nghiệm mới nhất, Ma-ri dừng lại ở công
trình của nhà vật lý học Hăng-ri Bếch-cơ-ren đăng năm ngoái. Pi-e và Ma-ri
đã xem qua một lần rồi. Nhưng nay Ma-ri đọc kĩ hơn, nghiên cứu thêm với
sự cẩn thận quen thuộc của mình.
Sau khi Rơn-gân
[35]
tìm ra tia X, Hăng-ri Poăng-ca-rê nảy ra ý nghĩ
nghiên cứu về các chất huỳnh quang, xem dưới tác động của ánh sáng,
chúng có phát ra những tia giống như tia X không. Cùng một ý kiến ấy,
Bếch-cơ-ren
[36]
đã nghiên cứu muối của một kim loại hiếm: Đó là U-ra-ni.
Nhưng Bếch-cơ-ren lại tìm ra một hiện tượng khác khó hiểu: các muối u-ra-
ni không cần tác động của ánh sáng, vẫn tỏa ra những quang tuyến có tính
chất mới lạ. Một chất muối u-ra-ni đặt trên một tấm kính ảnh bọc trong giấy
đen, đã tác động vào thuốc ảnh, qua tấm giấy. Giống như quang tuyến X,
những tia u-ra-ni cũng khiến một máy điện nghiệm phóng điện, do không khí
chung quanh hoá thành dẫn điện.
Bếch-cơ-ren đã thể nghiệm và đi đến kết luận rằng những đặc tính ấy
không tuỳ thuộc vào một nguồn ánh sáng tiếp nhận từ trước, mà vẫn tồn tại
khi muốn u-ra-ni đã bị giữ rất lâu trong bóng tối. Song Bếch-cơ-ren chỉ mới
khám phá ra hiện tượng mà sau này Ma-ri Qui-ri gọi là tính phóng xạ.
Nguyên nhân của sự phát quang ấy hiện còn bí ẩn. Muối U-ra-ni phát quang,
nghĩa là phát ra năng lượng, dù là rất ít. Vậy năng lượng ấy ở đâu mà ra?
Tính chất các quang tuyến này ra sao? Đây là một đề tài nghiên cứu lý thú,
một luận án thi tiến sĩ. Vấn đề rất hấp dẫn đối với Ma-ri, nhất là phạm vi
nghiên cứu hãy còn trắng, những công trình của Bếch-cơ-ren còn mới mẻ, và
trong các phòng thí nghiệm Châu Âu, theo như bà biết, chưa ai đi sâu vào U-
ra-ni.
Cho đến lúc này, điểm khởi đầu và thư mục duy nhất là những thông
báo của Hăng-ri Bếch-cơ-ven trước viện Hàn lâm khoa học năm 1896.
Đi vào khám phá một lĩnh vực chưa hề ai đặt chân tới thật say sưa
hào hứng biết bao!
*
* *
Chỉ còn tìm một chỗ cho Ma-ri làm các thí nghiệm. Khó khăn bắt đầu