MARIE CURIE MỘT ĐỜI HY SINH CHO KHOA HỌC - Trang 132

từ đây. Pi-e mấy lần khẩn khoản với ông hiệu trưởng trường vật lý, nhưng
chỉ được một kết quả rất nhỏ: nhà trường để cho Ma-ri sử dụng một cái
buồng kho ở tầng dưới, có tường lắp kính. Đó là một không gian bề bộn, ám
khói vừa là kho chứa hàng, vừa để đặt máy, trang bị kĩ thuật thô sơ, tiện nghi
không có.

Thiếu trang bị điện thích hợp và thiếu mọi thiết bị khởi đầu trong

nghiên cứu khoa học, Ma-ri không nản lòng vẫn tìm cách cho chạy máy
móc, dụng cụ trong gian phòng chật hẹp.

Nào có dễ đâu. Ẩm ướt và thời tiết thay đổi là kẻ thù nham hiểm của

các dụng cụ chính xác. Trong phòng máy nhỏ hẹp này, thời tiết rất hại đối
với những điện nghiệm kế nhạy bén, mà cũng chẳng tốt gì cho sức khoẻ của
Ma-ri. Song có hề chi! Những lúc lạnh quá, Ma-ri đều ghi vào sổ tay nhiệt
độ do hàn thử biểu chỉ. Ngày 6 tháng hai 1898, giữa những con số và những
công thức, có ghi “Nhiệt độ ống tròn 6025”. Tiếp theo là mười chấm than!
Sáu độ, rét thật.

Trước tiên, cần phải đo cho được khả năng “I-ôn hoá” của tia u-ra-ni,

nghĩa là khả năng làm cho không khí trở thành dẫn điện, khiến một máy điện
nghiệm xả điện.

Phương pháp rất hay mà Ma-ri áp dụng – nó sẽ là chìa khoá thành

công trong các thí nghiệm của bà – trước đây đã do Pi-e và Giắc tìm ra trong
khi nghiên cứu các hiện tượng khác. Dụng cụ gồm một “phòng i-ôn hoá”,
một điện kế Qui-ri và một bàn thạch anh áp điện.

Nhận xét đầu tiên của Ma-ri rút được sau một vài tuần là: cường độ

phát quang tỉ lệ thuận với lượng u-ra-ni có trong những mẫu nghiên cứu và
sự phát quang ấy có thể được chính xác, không phụ thuộc vào trạnh thái hoá
học của U-ra-ni hoặc điều kiện bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ v.v…

Điều đó đối với người thường, tưởng như không có gì quan trọng,

nhưng trước con mắt nhà bác học lại vô cùng hấp dẫn. Đã bao phen, trong
vật lý, có hiện tượng không giải thích được, sau một hồi nghiên cứu ngắn, lại
có thể ghép vào những định luật đã biết trước kia rồi và do đó, chẳng còn lí
thú gì đối với người tìm tòi nữa. Có thể ví như trong những truyện trinh thám
viết dở, nếu mới đến chương ba tác giả đã cho biết rằng con người dáng điệu
lạ lùng kia, cứ nghĩ là thủ phạm vụ ám sát nọ, chẳng qua chỉ là một người
đàn bà bình thường mà cuộc sống chẳng có gì bí mật, thì câu chuyện hoá

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.