Đó là giai đoạn đầu của sự khám phá ra chất ra-đi.
*
* *
Do nhạy cảm, Ma-ri đã chứng minh cho mình rằng chất ấy nhất định
phải có. Bà khẳng định như vậy. Bây giờ chỉ còn truy lùng chất ấy mà thôi.
Bây giờ phải lấy thực nghiệm kiểm tra giả thuyết, cố tách riêng cái chất ấy
ra. Tuy không tham dự trực tiếp vào việc này, Pi-e thường xuyên nhận xét,
góp ý giúp đỡ Ma-ri.
Trước kết quả đặc biệt bất ngờ, Pi-e quyết định tạm ngừng công trình
nghiên cứu về tinh thể mà anh đang làm, để dốc sức cùng Ma-ri tìm nguyên
tố mới.
Thế là khi một việc trọng đại cấp thiết đòi hỏi một sự cộng tác thì
một nhà vật lý lớn đã có mặt bên cạnh một nhà vật lý. Đó là Pi-e, người bạn
đời của Ma-ri.
Ba năm trước đây, tình yêu đã nối liền hai con người phi thường ấy.
Tình yêu, và có lẽ một sự tiên tri diệu kì, một bản năng không thể lầm lẫn về
tinh thần đồng đội.
*
* *
Sức chiến đấu nay đã gấp đôi. Trong cái xưởng nhỏ ẩm ướt phố Lô-
mông, hai khối óc, bốn bàn tay cùng tim tòi một nguyên tố mới. Từ nay,
trong sự nghiệp chung của hai vợ chồng bác học Qui-ri, không thể phân biệt
đâu là phần của người này, đâu là phần của người kia. Chúng ta biết rằng
Ma-ri, sau khi chọn nghiên cứu các quang tuyến của u-ra-ni làm đề tài luận
án tiến sĩ, đã khám phá ra rằng nhiều chất khác cũng có tính phóng xạ. Rồi
sau khi khảo sát nhiều loại quặng, Ma-ri đã có thể báo cáo sự có mặt của một
nguyên tố hoá học mới phóng xạ rất mạnh và tầm quan trọng hàng đầu của
phát hiện này đã thúc đẩy Pi-e Qui-ri tạm ngừng nghiên cứu về lĩnh vực khác
để tìm cách tách chất đó ra. Từ tháng năm hay tháng sáu 1898 đó, bắt đầu sự
cộng tác chặt chẽ trong tám năm giữa Pi-e và Ma-ri, chỉ chấm dứt một cách