MARIE CURIE MỘT ĐỜI HY SINH CHO KHOA HỌC - Trang 138

xác.

Pi-e và Ma-ri ước lượng rằng quặng phải chứa đựng không quá một

phần trăm nguyên tố mới, và còn nghĩ rằng như thế đã quá ít rồi. Họ sẽ kinh
ngạc biết bao nếu biết rằng chất phóng xạ bí mật ấy không có đến một phần
triệu trong quặng pêch-blen.

Rất kiên nhẫn, hai nhà vật lý bắt tay khảo sát bằng một phương pháp

tự đặt ra, dựa trên tính phóng xạ: dùng lối phân tích hóa học thông thường,
tách riêng các chất có trong pêch-blen rồi đo độ phóng xạ của từng chất. Qua
nhiều lần loại trừ, dần dần hiện tượng phóng xạ “dồn” hết vào những mảnh
quặng nào đó. Công việc càng tiến thì phạm vi nghiên cứu càng thu hẹp. Đó
chính là phương pháp mà Sở Công an hay dùng khi cần khám từng nhà trong
một khu phố để truy lùng một kẻ phạm tội.

Song ở đây, không chỉ có phạm nhân: tính phóng xạ tập trung vào hai

phần hóa học của pêch-blen. Đối với ông bà Qui-ri, đó là dấu hiệu có hai
chất mới khác nhau
. Kể từ tháng 7 năm 1898, họ đã có thể công bố sự khám
phá ra một trong hai chất này
.

Pi-e bảo người vợ trẻ:

- Em phải đặt tên cho “nó” đi!

Người thiếu phụ trước kia là cô Xkhua-đôp-xka trầm ngâm một lúc.

Bất giác, trái tim Ma-ri bay về Tổ quốc đã bị xoá tên trên bản đồ thế giới. Bà
mơ màng suy nghĩ rằng sự kiện khoa học này sẽ được đăng báo ở nước Nga,
nước Đức, nước Áo, những nước đang đàn áp Ba Lan. Rồi bà ngập ngừng
đáp:

- Hay gọi nó là “Pô-lô-ni”?

Bản tường trình tháng 7 năm 1898 có viết:

… “Chúng tôi nghĩ rằng cái chất mà chúng tôi chiết ra từ pêch-blen

chứa đựng một kim loại mới chưa ai nói đến bao giờ, nó gần với bitx-mút do
đặc tính phân tích của nó. Nếu sự có mặt của kim loại mới này được xác
minh, chúng tôi đề nghị gọi nó là Pô-lô-ni, tên đất nước quê hương của một
trong hai chúng tôi”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.