MARIE CURIE MỘT ĐỜI HY SINH CHO KHOA HỌC - Trang 18

tro, mơ màng tuyệt đẹp.

- Mẹ bảo là đã chơi quá lâu rồi, phải nghỉ thôi.

- Nhưng Brô-ni-a còn cần đến em cơ mà. Em mang thỏi gỗ đến cho

chị ấy.

- Mẹ gọi em ra với mẹ đấy.

Sau một giây phút lưỡng lự, Ma-ni-a cầm tay chị ung dung đi ra. Kể

mới năm tuổi mà chơi đánh trận thì cũng mệt đấy, cô bé cũng nhọc rồi,
chẳng phải là không muốn thôi. Có tiếng ngọt ngào, âu yếm từ buồng bên:

- Ma-ni-a!... Ma-ni-u-sa!... An-xi-u-pê-trô của mẹ đâu?

Ở Ba Lan, người ta ưa gọi nhau bằng những tên nựng nịu ấy.

Trong gia đình ông giáo, từ trước đến nay cô cả Xô-phi vẫn được gọi

thân mật là Dô-sa, cô hai Brô-nhi-xoa-va là Brô-ni-a, Hê-lê-na thành Hê-la,
còn Dô-dếp là Dô-sô. Nhưng có nhiều tên nhất là Ma-ni-a, cô út, yêu nhất
nhà. Ma-ni-a là tên gọi thường ngày, Ma-ni-u-sa là gọi âu yếm, và từ khi còn
đặt trong nôi, cô được cả nhà đặt cho một cái tên ngộ nghĩnh: An-xi-u-pê-
trô. An-chiu bé nhỏ.

- Sao tóc con bù thế? Sao mặt con đỏ thế? An-chiu bé nhỏ của mẹ!

Hai bàn tay xanh xao, gầy guộc dịu dàng thắt lại dải yếm, vuốt ve

những búp tóc quăn, để lộ ra gương mặt cương nghị của một nữ bác học vĩ
đại tương lai. Dần dần, đứa bé trở lại yên tĩnh.

*

* *

Ma-ni-a rất yêu quý mẹ. Trên trái đất này, có lẽ chẳng ai xinh đẹp,

dịu hiền, đoan trang bằng mẹ. Bà giáo là con gái đầu lòng của một gia đình
khá giả ở nông thôn. Thân sinh là Fê-lích Bô-gu-xki, thuộc tầng lớp quý tộc
nhỏ thường gặp ở Ba Lan thời đó. Không đủ sống trên mảnh đất của mình,
ông phải làm quản lý cho các nhà quý tộc khác giàu sang và có thế lực hơn.
Trong sáu chị em, có lẽ bà giáo tính tình thăng bằng và sáng trí nhất, không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.