MARIE CURIE MỘT ĐỜI HY SINH CHO KHOA HỌC - Trang 19

bị ảnh hưởng một kiểu Xla-vơ nào. Chẳng lập dị, không sôi nổi mà cũng
không thái quá. Tốt nghiệp xong trường phố Phrê-ta ở phố Vác-xô-vi, được
tiếp thụ một nền giáo dục ưu tú, bà quyết đi vào sư phạm, sau một thời gian
dạy học, được cử làm hiệu trưởng. Năm 1860, khi giáo sư Xkhua-đốp-xki
hỏi cưới, ông đã chọn được một người vợ hoàn toàn. Bà không có của hồi
môn nhưng là con nhà giáo, mộ đạo, hoạt bát, có một nghề nghiệp chắc chắn
và lại biết âm nhạc. Bà chơi dương cầm và hát những bài hát trữ tình thời ấy
với một giọng say sưa, tuyệt diệu.

Bà rất đẹp. Bức ảnh hồi mới cưới cho ta thấy một khuôn mặt đều đặn,

mái tóc dày óng mượt bện giản dị, đôi mắt xám có đuôi theo kiểu Ai Cập có
cái nhìn dịu hiền, huyền ảo dưới cặp mày ngài.

Một cuộc hôn nhân nghe nói là “tương xứng”. Họ nhà trai cũng thuộc

tầng lớp quý tộc nhỏ mà thảm họa của nước Ba Lan thời đó làm cho sa sút,
gốc tích ở Xkhua-đi, một vùng thôn trại cách Vác-xô-vi độ một trăm cây số.
Nhiều gia đình thông gia với nhau cùng quê quán ở Xkhua-đi đã lấy tên là
Xkhua-đốp-xki.

Nghề nghiệp tự nhiên của những hộ này là canh tác, trồng trọt. Gặp

thời tao loạn, đất đai ngày càng cằn cỗi và phân tán dần. Đến thế kỷ 18, ông
tổ trực tiếp của Vla-đi-xoáp Xkhua-đốp-xki có vài trăm mẫu ruộng, sống
phong lưu nhàn hạ, đời con hãy còn là điền chủ sung túc nhưng đến Dô-dếp,
thân sinh của ông giáo thì không thế nữa.

Muốn nâng cao thân phận bạc bẽo thấp hèn, và làm vinh dự cho cái

tên mà ông tự hào, Vla-đi-xoáp hướng về đường học vấn. Sau nhiều năm lăn
lộn với nghề mà các cuộc đảo chính và chiến tranh làm cho bi đát, ông được
bổ nhậm làm hiệu trưởng trường Nam trung học một thành phố quan trọng là
Lu-blin. Đó là người trí thức đầu tiên trong họ.

Hai gia đình Bô-gu-xki và Xkhua-đốp-xki đều đông anh em, một nhà

sáu, một nhà bảy. Nhiều người làm ruộng, đi giáo học, một người là thẩm
phán tòa án, một nữ đi tu và cũng có một vài nhân vật kì quặc. Hen-rich, một
em trai của bà giáo là tay chơi bất trị, cứ tưởng mình tài giỏi về những
chuyện phi thường, mạo hiểm. Và anh chàng Di-xoáp – em ông giáo – sống

lông bông hưởng lạc, đang là sinh viên ở Pê-téc-bua

[2]

, gặp cuộc khởi nghĩa

ở Ba Lan, đã đi lính, trong thời gian lánh nạn ở Tu-lu-dơ

[3]

đã từng làm thơ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.