Ngày 19 tháng Một 1903, Pi-e viết thư trả lời sau đây:
“Kính gửi ngài Tổng thư ký vĩnh viễn,
Hàn lâm viện Khoa học Xtốc-khôm đã dành cho chúng tôi vinh dự lớn,
được một nửa giải thưởng Nô-ben Vật lý. Chúng tôi nhờ ngài chuyển tới
Hàn lâm viện lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn hết sức chân thật của chúng
tôi.
Thời gian đó trong năm, chúng tôi không thể nào vắng mặt mà không
ảnh hưởng đến khóa học mà nhà trường đã giao phó. Chúng tôi cũng chỉ ở
được vài ngày, và sẽ rất ít thời gian để làm quen với các nhà bác học Thụy
Điển.
Hơn nữa, bà Qui-ri vừa bị ốm đến nay chưa khỏi hẳn.
Vậy xin ngài cho hoãn lại cuộc hội nghị này, có thể đến lễ Phục sinh,
hoặc tiện hơn nữa vào giữa tháng Sáu.
Xin ngài tin tưởng ở sự kính trọng của chúng tôi.”
Sau những câu xã giao ấy, chúng ta hãy kể đến một bức thư khác. Một
bức thư trung thực, do Ma-ri viết bằng tiếng Ba Lan cho anh ruột. Ngày
tháng cũng đáng chú ý: 11 tháng Chạp 1903. Một ngày sau buổi họp long
trọng ở Xtốc-khôm. Ngày danh vọng đầu tiên! Giữa lúc ấy Ma-ri có thể say
sưa với thắng lợi của mình: Cuộc đời của bà chả khác thường là gì? Chưa có
một người đàn bà nào nổi tiếng đến như thế trong lĩnh vực khắt khe của khoa
học. Bà là người đầu tiên và cho đến nay là nữ bác học duy nhất có danh
tiếng trên thế giới.
Đây là bức thư đề ngày 11 tháng Chạp 1903:
“Anh Dô-dếp thân mến,
Em âu yếm cảm ơn anh chị về những lời tốt đẹp của anh chị. Anh đừng
quên hộ em cảm ơn cháu gái Ma-ni-u-sa về thư của cháu; cháu viết hay lắm,
làm cho em vui thích. Hễ có thời giờ, em sẽ trả lời cháu.
Đầu tháng Một em như bị cúm rồi ho. Bác sĩ Lăng-đri-ơ khám phổi cho
em không thấy gì đáng lo ngại. Thế nhưng bác sĩ chê em xanh. Em vẫn cảm
thấy khỏe và độ này em có thể làm việc hơn mùa thu, không mệt lắm.
Pi-e sang Lơn-đơn nhận huân chương Đê-vi. Em không đi theo vì sợ mệt.
Người ta cho chúng em một nửa giải Nô-ben. Không rõ như thế là bao
nhiêu, em chắc là độ bảy mươi nghìn phơ-răng. Đối với chúng em đó là một