lấy người chết.
Hôm sau, Giắc Qui-ri là anh ruột Pi-e tới. Đứng trước hai anh em,
một người còn, một người mất, Ma-ri không kiềm chế nổi nữa, òa lên khóc
nức nở. Rồi như trấn tĩnh lại, bà đi thờ thẫn trong nhà, hỏi xem đã tắm và
chải đầu cho E-vơ như mọi ngày chưa. Bà ra vườn, gọi I-ren đang xếp ô chơi
ở nhà Pe-ranh, và nói qua hàng rào với I-ren rằng: “Bố vừa mới bị đau đầu
lắm, bố cần được yên tĩnh”. Ngây thơ, em bé trở lại với đồ chơi của nó. Sau
đó mấy tuần lễ, Ma-ri không thể nhắc nhở nỗi đau thương của mình trước
mọi người, như bị chìm đắm vào im lặng...
*
* *
Cụ bác sĩ Qui-ri, Giắc, Dô-dếp và Brô-ni-a lo lắng theo dõi từng cử
chỉ của Ma-ri, giờ đây trong áo tang đen, đã biến thành một con người lạnh
giá, trầm lặng, không hồn. Ngay những lúc trông thấy hai con, Ma-ri cũng
chẳng có một cảm nghĩ gì. Lúc nào cũng như mất trí, tuy không chết theo
được người đã khuất nhưng bà hầu như đã từ giã cõi đời này.
Những họ hàng, bầu bạn ân cần chăm sóc, lo lắng đến tương lai mà
Ma-ri hầu như chẳng còn đoái hoài gì nữa. Cái chết của Pi-e Qui-ri đặt ra
nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách. Những công trình nghiên cứu mà Pi-e
bỏ dở từ nay sẽ ra sao, và cả đến việc giảng dạy ở Xoóc-bon nữa? Ma-ri sẽ ra
sao?
Trong gia đình ai nấy thì thầm bàn bạc, lắng nghe những gợi ý của
đại biểu Bộ giáo dục và của trường Đại học, cứ liên tiếp đến đại lộ Kê-léc-
man. Ngay sau hôm tang lễ, chính phủ Pháp muốn tặng một trợ cấp Quốc gia
cho quả phụ và hai con của Pi-e Qui-ri. Giắc đến cho em dâu biết. Ma-ri đã
từ chối dứt khoát.
– Không cần phải trợ cấp. Tôi còn trẻ, có thể kiếm sống cho tôi
và các con tôi.
Trong giọng rắn nói rỏi, đã hét vang lòng quả cảm vốn có của bà.
Giữa nhà nước Pháp và gia đình Qui-ri còn phân vân, do dự. Trường
đại học sẵn sàng giữ Ma-ri trong ngạch. Nhưng với cương vị nào? Và phòng
thí nghiệm thì sao? Liệu có thể đặt người đàn bà thiên tài ấy dưới mệnh lệnh
của một ai khác? Tìm đâu ra một giáo đủ thẩm quyền để điều khiển phòng
thí nghiệm của Pi-e Qui-ri?