Khi được hỏi về nguyện vọng, bà Qui-ri trả lời rằng lúc này chưa suy
nghĩ được, không biết nên thế nào...
Giắc, Brô-ni-a và người bạn trung thành nhất của Pi-e là Gioóc Guy
cảm thấy họ cần phải quyết định và đề xuất ra vấn đề thay cho Ma-ri.
Giắc Qui-ri và Gioóc Guy đến trình bày niềm tin quả quyết của mình
với hiệu trưởng trường Đại học: Ma-ri là nhà vật lý duy nhất của nước Pháp
có thể tiếp tục công việc mà Pi-e và bà đã làm. Ma-ri là giáo sư duy nhất
xứng đáng kế tiếp Pi-e. Ma-ri là trưởng phòng thí nghiệm duy nhất có thể
thay Pi-e. Phải gạt bỏ mọi truyền thống và tục lệ để bổ nhiệm Ma-ri làm giáo
sư Xoóc-bon.
Do sự khẩn khoản của hai giáo sư Mác-xơ-lanh Béc-tơ-lô, Pôn A-pen
và hiệu trưởng trường Đại học Li-a, chính phủ Pháp đã có một cử chỉ trung
thực và rộng rãi. Ngày 13 tháng 5 năm 1906, Hội đồng các trường Đại học
khoa học nhất trí quyết định duy trì khóa giảng đã được thành lập cho Pi-e
Qui-ri, và trao công việc này cho Ma-ri với cương vị là “giảng viên”.
Đây là quyết nghị của trường Đại học Khoa học:
“Trường Đại học Pháp.
Bà Qui-ri, tiến sĩ khoa học, trưởng phòng thí nghiệm ở trường Đại
học Khoa học ở Đại học đường Pa-ri, được giao trách nhiệm dạy một giáo
trình Vật lý ở trường ấy.
Lương hàng năm của bà Qui-ri là một vạn quan, kể từ mồng một
thángNăm1906”.
Lần đầu tiên, một phụ nữ được bổ nhiệm trong ngành Đại học Pháp.
Ma-ri lơ đãng nghe cụ bố chồng kể tỉ mỉ về sứ mệnh nặng nề mà
mình phải đảm nhận. Bà chỉ nói:
– Con sẽ thử.
Và chợt nhớ lại lời của Pi-e, nay đã thành một di chúc, một mệnh
lệnh chỉ rõ cho mình con đường phải đi “dù sao đi nữa, dầu chỉ còn cái xác
không hồn, cũng cứ phải làm việc”.
ù
Giắc Qui-ri và Dô-dếp Xkhua-đốp-xki đã rời khỏi Pa-ri. Chẳng bao
lâu nữa, Brô-ni-a cũng sẽ về Ba Lan để cùng với chồng trông nom an dưỡng