Ma-ri tự tay trồng những khóm tầm xuân, đắp đất vào gốc cây ngay
bên những tường đang làm dở. Mỗi ngày Ma-ri tưới cho cây. Và mỗi khi bà
đứng dậy ngắm nghía, người ta tưởng bà đang rình đón những tường gạch vô
tri thi nhau mọc lên với mấy khóm cây xanh tốt.
Thời gian đó, bà vẫn không ngừng làm việc ở phố Qui-vi-ê. Một buổi
bác Pơ-ti, trước là lao công ở phòng thí nghiệm, đến gặp bà ở đây, không
nén được xúc động: ngay ở trường Vật lý, cũng đang xây dựng thêm phòng
làm việc và cả giảng đường. Và cái lán mục nát tang thương của Pi-e và Ma-
ri, giờ đây sắp sụp đổ dưới cuốc của thợ phá dỡ.
Cùng người giúp việc âm thầm của mình trong những ngày đầu gian
truân, sáng hôm đó, Ma-ri đến phố Lô-mông, thăm lại nơi làm việc xưa kia.
Cái nhà xe vẫn còn đó, cái bảng đen mang bút tích của Pi-e được giữ
nguyên. Hình như cửa sắp mở đây, và bóng dáng một người cao lớn quen
thuộc sắp bước vào.
ù
Phố Lô-mông. Phố Qui-vi-ê. Phố Pi-ê Qui-ri. Ba địa chỉ, ba chặng
đường. Hôm ấy, Ma-ri đã vô tình đi ngược lại đường đời đẹp đẽ và tàn ác
của mình. Trước mặt bà tương lai đang vẽ ra sáng lạn. Ở phòng thí nghiệm
sinh vật học vừa mới xây dựng xong, các trợ lý của bác sĩ Rơ-gô bắt đầu làm
việc và buổi chiều ở các cửa sổ tòa nhà mới đã có ánh đèn. Vài tháng nữa,
Ma-ri cũng sẽ rời bỏ lớp Lý-Hóa-Sinh và chuyển các dụng cụ thí nghiệm của
mình sang phố Pi-e Qui-ri.
Thắng lợi đó đến với nhà nữ bác học khi bà không còn trẻ trung sung
sức, và nhất là không còn hạnh phúc nữa. Nhưng điều đó có can chi, vì một
lớp trẻ đang đứng quanh bà, có những người nghiên cứu đầy nhiệt tình, sẵn
sàng chiến đấu bên cạnh Ma-ri cho sự nghiệp khoa học. Không! Chưa phải là
đã quá muộn!
Tiếng hát và huýt sáo của anh em thợ lắp kính vang lên rộn ràng từ
trên các tầng gạch ngôi nhà trắng tinh. Trên cổng vào đã hiện lên, khắc trên
đá mấy chữ:
VIỆN RA-ĐI-OM
Khu Qui-ri
Trước những bức tường dày vững chắc, trước dòng chữ khắc làm
phấn chấn lòng người, Ma-ri gợi lại những lời nói của Pát-xtơ
[49]