MARIE CURIE MỘT ĐỜI HY SINH CHO KHOA HỌC - Trang 235

anh thợ máy Lu-i Ra-gô, vì yếu tim nên không trúng tuyển, và một người
đàn bà giúp việc nhỏ bé, thấp lè tè. Lúc này Ma-ri không hề nghĩ rằng nước
Pháp chỉ là quê hương thứ hai của mình. Và tuy là một người mẹ, bà cũng
không có tư tưởng muốn về gần các con. Con người ốm yếu, mảnh khảnh ấy
coi thường bệnh hoạn của mình. Và nhà nữ bác học tự nguyện gác công việc
nghiên cứu riêng lại sau này, khi có điều kiện sẽ tiếp tục. Ma-ri chỉ còn một
tha thiết phục vụ Tổ quốc thứ hai của mình. Trong cuộc thử thách mới, một
lần nữa, bà đã tỏ ra sáng suốt nhạy cảm và luôn luôn chủ động.

Đóng của phòng thí nghiệm để trở thành một nữ cứu thương với

chiếc voan trắng như nhiều phụ nữ Pháp dũng cảm, giải đáp dễ dàng đó,
không tồn tại lâu trong ý nghĩ của Ma-ri. Sau khi tìm hiểu tổ chức của những
cơ quan y tế, Ma-ri phát hiện ra một thiếu sót hình như không được ai quan
tâm, nhưng lại rất đáng lo ngại: các bệnh viện ở hậu phương cũng như ở tiền
tuyến hầu như thiếu hẳn trang bị về điện quang. Chúng ta biết rằng nhờ có

quang tuyến X do Rơn-ghen

[50]

phát minh từ 1895, có thể không cần đến

phẫu thuật vẫn thám thính được nội tạng con người, nhìn và chụp ảnh các
xương cốt.

Năm 1914, ở Pháp chỉ có rất ít máy Rơn-ghen dùng trong y tế. Sau

khi chiến tranh nổ ra, ngành quân y dự định thiết lập khoa này ở một vài
thành phố lớn, được xét là xứng đáng với sự xa xỉ đó. Chỉ có thế. Một thiết
bị mầu nhiệm cho phép phát hiện và xác định vị trí của viên đạn, mảnh bom
nấp dưới vết thương, chẳng lẽ lại là một thứ xa xỉ hay sao?

Trước đó Ma-ri chưa hề đi vào nghiên cứu tia X; nhưng trong những

giáo trình ở Xoóc-bon, mỗi năm Ma-ri cũng dành một số giờ giảng về tia X.
Vận dụng những kiến thức khoa học của mình, Ma-ri nhìn trước vấn đề mà
cuộc chém giết đẫm máu sẽ đặt ra: phải gấp rút lập nhiều, rất nhiều trạm điện
quang.

Sau khi nhìn nhận tình thế, Ma-ri lao vào hành động. Chỉ sau vài giờ,

bà đã lập xong danh sách những máy điện quang của các trường đại học kể
cả chiếc máy riêng của mình. Rồi bà đi suốt một lượt đến các xưởng chế tạo
loại máy ấy. Tất cả thiết bị về tia X có thể dùng được, Ma-ri đều thu thập lại
rồi phân phối cho các bệnh viện trong khu vực thành phố Pa-ri.

Một số nhà bác học, kỹ sư, giáo sư biết sử dụng máy điện quang đều

xung phong nhận việc. Nhưng làm thể nào cứu chữa kịp cho những thương
binh được ùn ùn đưa đến? Những trạm y tế lưu động không có máy chiếu và
chụp điện. Nhiều trạm còn thiếu cả điện để chạy máy. Với quỹ của Hội phụ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.