Ma-ri Qui-ri còn lưu tâm rất nhiều đến việc giảng dạy trong các
trường đại học và các phòng thí nghiệm. Bà muốn cải tiến phương pháp
nghiên cứu, và chủ trương phải có một “phương hướng chung” để phối hợp
những cố gắng của các nhà nghiên cứu. Bà gợi ý nên có thông báo hội ý giữa
các nhà bác học, đứng đầu từng ngành, như một ban tham mưu, để hướng
dẫn công tác khoa học ở châu Âu.
Suốt đời mình, Ma-ri Qui-ri bị một ý nghĩa day dứt. Đó là vấn đề có
những tài năng không được biết đến, không được sử dụng, trong những tầng
lớp xã hội ít được nâng đỡ. Một nông dân, một công nhân biết đâu chẳng có
mầm mống một nhà văn, nhà bác học, họa sĩ, nhạc sĩ? Ma-ri ra sức phát triển
các học bổng quốc tế về nghiên cứu khoa học.
Trong một bản báo cáo, bà viết:
“Ích lợi của xã hội là gì? Phải chăng là sự cổ vũ nảy nở của chí
hướng khoa học? Xã hội đâu đã giàu đến nỗi có thể hy sinh tài năng tự đến
cống hiến? Tôi nghĩ rằng một năng khiếu cần cho một chí hướng khoa học
thật sự là một cái gì vô cùng quý giá, mỏng manh, một kho tàng hiếm mà để
mai một đi là có tội vô lý; phải hết sức chăm sóc đến nó, tạo mọi cơ hội cho
nó nẩy nở…”
Và đây là một trái ngược. Nhà nữ vật lý vẫn hằng thoái thác quyền
lợi vật chất, lại tích cực bênh vực “quyền sở hữu khoa học” cho các đồng
nghiệp mình. Bà muốn lập ra một “bản quyền tác giả” của các nhà bác học
nhằm khen thưởng những công trình đã được dùng làm cơ sở cho những áp
dụng công nghiệp. Ước mơ của bà là làm thế nào khắc phục tình trạng nghèo
nàn của các phòng thí nghiệm, bằng một khoản trợ cấp cho nghiên cứu trích
trong những lời lãi về thương mại.
Chỉ một lần bà gác lại một bên những vấn đề thực tế và đến chủ tọa ở
Ma-đrit năm 1933 một cuộc họp về “Tương lai của văn hóa”, có các nhà văn,
các nghệ sĩ của nhiều nước đến tham dự. Như lời của Pôn Va-lê-ri nhà thơ
Pháp đã có sáng kiến triệu tập cuộc họp, đó là “Cuộc gặp mặt của những
Đông Ki-sốt của trí tuệ đang chiến đấu với những cối xay gió của mình”. Do
uy tín và những tham luận độc đáo của mình, Ma-ri làm hội nghị ngạc nhiên.
Các đại biểu lên tiếng báo động, vạch rõ nguy cơ của sự “chuyên môn hóa”,
sự “tiêu chuẩn hóa” và cho rằng khoa học chịu một phần trách nhiệm về
cuộc “khủng hoảng văn hóa” trên thế giới. Lúc này, mới thấy một hình ảnh