Con mắt lo ngại nhìn khóm hồng héo rũ là cái nhìn vĩnh biệt của bà
Qui-ri với phòng thí nghiệm.
ù
Bà không rời giường bệnh nữa. Một cuộc chiến đấu rất nản chống lại
một căn bệnh không biết rõ, lúc thì gọi là cúm, lúc thì nghi là sưng cuống
phổi buộc Ma-ri phải chịu đựng những sự chăm sóc chỉ làm cho người ốm
thêm mệt nhọc.
Bà bằng lòng cho đưa đến một bệnh viện để khám toàn bộ. Hai lần
chiếu điện, năm sáu lần xét nghiệm, các nhà chuyên môn vẫn phân vân. Nội
tạng bình thường, không có một bệnh nào rõ rệt. Nhưng vì chiếu phổi thấy
hơi mờ nên các bác sĩ quyết định phải chườm và giác cho bà, trở về bến Bê-
tuyn, Ma-ri chẳng thấy khá hơn mà cũng chẳng yếu thêm, người ta đã xì xào
đến tiếng “an dưỡng đường”.
E-vơ rụt rè nói ra chuyện đó, Ma-ri cũng chấp nhận, bằng lòng đi. Bà
đặt hy vọng vào một khí trời trong sạch hơn, cho rằng bụi và tiếng động
trong thành phố làm cho bệnh không khỏi. Mọi người bàn tính. E-vơ sẽ cùng
đi với mẹ và sẽ ở lại an dưỡng đường vài tuần rồi ông anh và các bà chị Ma-
ri ở Ba Lan sẽ sang tiếp, sau đó I-ren sẽ ở với mẹ cả tháng tám và đến mùa
thu bệnh sẽ khỏi.
Trong buồng bệnh, vợ chồng I-ren nói chuyện với bà Qui-ri về công
việc phòng thí nghiệm, về ngôi nhà ở Xô, về việc sửa bản thảo cuốn sách mà
Ma-ri vừa làm xong. Một người cộng sự trẻ của giáo sư Rơ-gô, hàng ngày
đến thăm Ma-ri, ca ngợi cuộc sống dễ chịu và tác dụng của an dưỡng đường.
Tuy các bác sĩ không có vẻ bi quan, trong nhà không có ai tỏ vẻ lo
lắng, E-vơ vẫn có cảm giác chắc chắn là có sự chẳng lành.
Những ngày quang đãng rạng rỡ mùa xuân năm ấy, E-vơ sống gần
gũi thân mật với mẹ, giờ đây phải nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Lúc này cô mới
thấy hết tâm hồn trong trắng và trái tim rộng lớn của Ma-ri, và tính dịu dàng
không bờ bến của bà. Ma-ri là người mẹ dịu hiền năm xưa, và trước hết là cô
gái cách đây bốn mươi sáu năm đã viết:
“...những người đa cảm như tôi mà không thể thay đổi bản chất đó, ít
ra cũng nên giữ càng kín càng tốt...”