MARIE CURIE MỘT ĐỜI HY SINH CHO KHOA HỌC - Trang 36

với sự thông đồng của bọn học sinh ký túc, Brô-ni-a và Hê-la đã khua gõ
loạn xạ xung quanh Ma-ni-a đang vùi đầu vào quyển sách vẫn không làm
cho em ngước mắt lên.

Chiều nay lúc các chị muốn tìm ra những trò chơi hay hơn, nhất là có

thêm Hăng-ri-ét, con cô Lu-sa, họ càng nghịch tợn. Họ kiễng chân đi rón
rén, xếp chồng ghế cái nọ lên cái kia chung quanh Ma-ni-a đang ngồi yên
như pho tượng. Mỗi bên đặt hai ghế, đằng sau lưng đặt một, chồng hai cái
khác lên bốn cái trước, và một cái trên cùng, như một giàn giáo. Xong họ rút
lui lặng lẽ, giả vờ làm việc và đợi.

Ma-ni-a vẫn không biết gì cả, không để ý đến những tiếng rì rầm to

nhỏ, những chuỗi cười khúc khích cố nén lại, và cả đến bóng mấy chiếc ghế
trên mái tóc và người em, suốt nửa giờ ngồi như thế, dưới cái tháp chênh
vênh sắp đổ mà không biết. Đọc xong chương sách, cô mới ngẩnh đầu lên.
Một tiếng rầm, mấy chiếc ghế đổ nhào. Hê-la thích thú cười la inh ỏi, Hăng-
ri-ét và Brô-ni-a sợ bị phản ứng, vội né ra xa.

Nhưng Ma-ni-a vẫn thản nhiên, không tỏ ra bực mình và cũng không

cười cái trò tinh quái đã làm cho em một phen hoảng sợ. Đôi mắt màu tro
trông hớt hơ hớt hải như người đương mê ngủ choàng tỉnh. Em xoa chỗ vai
trái bị ghế đập phải, nhặt sách lên và sang phòng bên. Đi qua các chị lớn, em
chỉ nói: “Chả hay gì cả!”

Câu trách nhẹ nhàng, nhưng các chị cũng không bằng lòng lắm.

Những lúc miên man đọc sách quên hết cảnh vật bên ngoài là Ma-ni-

a thấy lại thời thơ ấu rực rỡ của mình. Em say sưa đọc: sách giáo khoa, văn
thơ, truyện phiêu lưu, sách kỹ thuật, tất cả những sách vở có trong tủ sách
của bố. Và dầu chỉ vài giờ ngắn ngủi, em đã đẩy xa những con ma vẫn hằng
ám ảnh mình. Em quên hết, những tên do thám của Sa hoàng, những cuộc đi
kiểm tra trường của lão Hoóc-no-be, quên cả vẻ mặt phờ phạc của bố suốt
ngày tất bật trong những công việc tầm thường, quên đi gian nhà không lúc
nào ngớt tiếng động, ồn ào, huyên náo, và sáng sáng cứ phải dậy thật sớm,
lúc trời còn tối đen, đang ngái ngủ đã phải rời cái ghế tràng kỷ lót nhung để
nhường chỗ cho các học sinh trọ học ăn sáng vì buồng ăn trong nhà cũng là
buồng ngủ của mấy đứa con ông giáo.

Và Ma-ni-a quên tất cả mọi nỗi lo âu khiếp đảm, lo sợ kẻ áp bức, lo

sợ về tôn giáo, lo sợ bệnh hoạn và chết chóc. Bản năng tự nhiên đã thúc đẩy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.