MARIE CURIE MỘT ĐỜI HY SINH CHO KHOA HỌC - Trang 51

những bài như: Tặng các bạn, một ngày kỷ niệm. Chúc rượu mừng đám cưới.
Tặng học trò cũ của tôi.

Cứ đến chiều thứ bảy, cả nhà quây quần bên ấm trà bốc khói, bình văn

thơ. Ông giáo ngâm thơ hoặc đọc sách. Con trai và ba con gái ngồi nghe
chăm chú say sưa. Người thầy giáo già, trán hói, mặt bầu bầu, điềm đạm, với
bộ râu màu tro, rất có tài về khoa nói. Thứ bảy nào cũng vậy, Ma-ni-a lại
được nghe các tác phẩm văn học cổ điển do một giọng thân thuộc đọc. Cũng
cái giọng khi xưa đã từng kể cho cô nghe chuyện cổ tích, tường thuật du lịch,
hoặc giới thiệu cuốn Đa-vít Cơ-pơ-phin của nhà viết tiểu thuyết Anh Đích-

kơn

[5]

(Charles Dickens-NS) ông giáo vừa đọc, vừa dịch từ tiếng Anh ra

tiếng Ba Lan, không vấp váp chỗ nào. Giờ đây, với một giọng rè khan vì bao
nhiêu giờ lên lớp ở trường trung học, ông ngâm cho bốn thanh niên chăm
chú nghe những tác phẩm của các nhà thơ lãng mạn ở Ba Lan như Xlo-vat-
xki, Cra-sin-xki và Mic-kê-vich (Adam Mickiewcz-NS), viết về cảnh nô lệ và

sự chiến đấu. Những trích đoạn của thiên anh hùng ca “Ông Ta-đê”

[6]

(Pan

Tadeuse-NS) hoặc những vần thơ Coóc-đi-an đau thương in trên những trang
sách bạc màu mà một số bị Sa hoàng nghiêm cấm vẫn cứ được in ra lén lút.

Ma-ni-a sẽ còn nhớ mãi những buổi chiều ấy. Cô lớn lên trong một môi

trường trí thức có một phẩm chất đặc biệt mà ít bạn gái được biết. Một sợi
dây vô hình gắn bó cô với người cha đã cố gắng hết sức mình để tạo cho con
gái một cuộc sống có ý thức và bổ ích. Cô yêu cha nồng nàn và cảm thông
nỗi buồn lắng đọng dưới bề mặt bình thản của ông giáo: nỗi buồn thương
nhớ vợ khôn nguôi, nỗi buồn của một công chức bị chèn ép, phải làm những
việc thấp kém, nỗi hối hận, day dứt của một con người vốn thận trọng đến
lúc này vẫn còn trách mình năm nào đã nhẹ dạ làm tiêu ma vốn liếng của gia
đình.

Những lúc không trấn tĩnh được, ông giáo than thở với các con “Sao cha

lại có thể hồ đồ như thế nhỉ?Cha vẫn hằng mong cho các con có một học
vấn tinh tế nhất, được đi đây đi đó, ra học nước ngoài. Nay thế là lỡ hết rồi!
Cha không còn tiền, không giúp các con được. Mà rồi đây, các con lại còn
phải nuôi cha. Các con sẽ ra sao?

Ông giáo thở dài, nhìn đàn con, như chờ đợi những lời phản đối vui vẻ

mà mấy anh em Ma-ni-a sẽ nói để an ủi cha. Chúng ngồi đấy, quây quần bên
ngọn đèn dầu trong căn phòng xinh xắn, có những bồn cây xanh được chăm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.