MARIE CURIE MỘT ĐỜI HY SINH CHO KHOA HỌC - Trang 52

sóc ân cần, làm cho thêm tươi tắn. Bốn mái đầu kiên nghị, bốn nụ cười đảm
đang. Những tròng mắt sáng ngời, từ màu xanh biển cả đến màu xám tro,
cùng ánh lên một bầu nhiệt tình, một niềm hy vọng. “Cha cứ yên tâm. Chúng
con còn trẻ, chúng con khỏe
”.

*

* *

Tâm trạng ông giáo cũng dễ hiểu. Năm đó, một năm quyết định đối với

tương lai, tình hình kinh tế gia đình không sáng sủa lắm.

Vấn đề rất đơn giản. Đồng lương giáo học của ông sắp về hưu chỉ đủ trả

tiền nhà, tiền ăn và công chị giúp việc. Ngay từ bây giờ, mấy anh em Dô-
dếp, Brô-ni-a, Hê-la, Ma-ni-a phải tự kiếm sống.

Là con nhà giáo, ý nghĩ đầu tiên của cậu con trai và ba cô gái là đi dạy

tư. “Sinh viên khoa y nhận kèm cặp ở nhà”, “Nữ sinh có bằng tốt nghiệp
nhận dạy toán, hình học, Pháp văn giá phải chăng”. Mấy anh em Xkhua-đốp-
xki giờ đây đã đứng vào hàng ngũ hàng trăm những người trí thức trẻ ở Vác-
xô-vi phải đến từng nhà dạy tư để sinh sống.

Cái nghề bạc bẽo. Mới mười sáu tuổi, Ma-ni-a đã biết đến những nỗi vất

vả, nhục nhằn mà một cô giáo dạy tư phải chịu đựng.

Mưa hay rét vẫn phải đi dạy, cuốc bộ từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh. Học trò

thì bướng bỉnh, chây lười. Lại thêm cái tội các bậc cha mẹ cứ bắt cô giáo chờ
mãi trong phòng đợi gió lùa “mời cô nán thêm một lát, em nó xuống ngay
đấy” và có khi đến cuối tháng, quên khuấy mấy đồng rúp mà người ta mong
đợi từ bao nhiêu lâu rồi và cứ nhắc đến sáng hôm ấy là có.

Mùa đông đến. Ở phố Nô-vô-lip-xki, cuộc sống phẳng lặng trôi, ngày

nào cũng giống ngày nào.

Ma-ni-a viết:

“Ở nhà, chẳng có gì mới. Mấy bồn cây vẫn xanh tươi, khóm đỗ quyên

vẫn trổ hoa đều. Con chó Lăng-xê vẫn quen ngủ trên tấm thảm nhỏ. Chị Gu-
xi-a, thợ may theo công ngày vừa chữa xong cái áo mà mình đem nhuộm,
trông lịch sự và đẹp. Áo của chị Brô-ni-a cũng xong rồi, khá lắm. Mình chả

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.