viết thư cho ai cả, rất ít thì giờ và ít tiền. Có một bà được giới thiệu đến hỏi
giá cả học tư ra sao. Chị Brô-ni-a nói là nửa rúp một giờ, thế mà bà ta chạy
như cháy nhà”.
Phải chăng Ma-ni-a chỉ là một cô gái nghèo, chịu khó và biết nghĩ, và chỉ
lo có một việc là cố nhận thêm học sinh? Không. Vì nghèo túng, cô đã dũng
cảm chịu đựng thiếu thốn, vất vả đi dạy học tư. Nhưng cô lại có một cuộc
sống khác phong phú, say sưa – cuộc sống nội tâm. Như mọi cô gái Ba Lan
đương thời thuộc tầng lớp mình, Ma-ni-a có một tâm hồn rạo rực mơ ước.
Có một hoài bão chung cho tuổi trẻ Ba Lan thời đó. Đó là Tổ quốc. Lòng
tha thiết phục vụ đất nước đi trước cả tham vọng bản thân, trước cả tình yêu
và gia đình. Người thì khát khao một cuộc chiến đấu dũng mãnh, táo bạo và
rèn dựng những mưu đồ to lớn, hiểm nghèo. Người thì mơ tưởng đấu tranh
bằng ngòi bút. Lại có kẻ ôm ấp một ảo mộng huyền bí. Vì Thiên chúa giáo
cũng là một nơi ẩn dật, một sức mạnh chống lại kẻ áp bức khác đạo.
Từ lâu, Ma-ni-a đã tỉnh hẳn giấc mơ huyền bí. Cô vẫn đi nhà thờ đều,
nhưng là theo tập tục và phép lịch sự mà thôi. Lòng tin ở đấng chí tôn đã bị
lung lay từ ngày bà Xkhua-đốp-xka qua đời, cứ phai nhạt dần. Xưa kia, cô
hoàn toàn phục tùng người mẹ rất mộ đạo. Nhưng đã sáu bảy năm nay sống
với cha, cô bị ảnh hưởng sâu sắc của một người chỉ đi đạo một cách hững
hờ, tuy không nói ra, nhưng chính là vô đạo. Lòng sùng đạo thời thơ ấu nay
chỉ còn là một khát vọng mơ hồ, mong muốn thờ phụng một cái gì cao cả
nhất.
Bạn gái Ma-ni-a có nhiều người yêu nước giàu tinh thần cách mạng. Cô
đã từng liều lĩnh cho mượn giấy thông hành nhưng Ma-ni-a không hề có ý
nghĩ, muốn tham gia các cuộc ám sát hoặc ném bom vào xe của Sa hoàng
hay cả viên thị trưởng. Một phong trào mạnh mẽ dấy lên giữa tầng lớp trí
thức trong đó có Ma-ni-a, nhằm gạt bỏ mọi ảo tưởng trống rỗng, mọi luyến
tiếc hão huyền, mọi hồ hởi đòi tự chủ bừa bãi, chỉ còn làm việc, vun đắp cho
nước Ba Lan một vốn trí thức huy hoàng và phát triển sự nghiệp giáo dục
nhân dân mà các nhà chức trách chủ tâm dìm sâu trong dốt nát.
Chủ nghĩa tiến bộ dân tộc ở Ba Lan hồi đó có một hướng đi đặc biệt,
do ảnh hưởng các học thuyết triết học thời bấy giờ. Những năm ấy, thuyết
thực tiễn của Công-tơ
[7]
(August Comte-NS) và thuyết tiến hóa của Xpen-