MARIE CURIE MỘT ĐỜI HY SINH CHO KHOA HỌC - Trang 72

2. Xã hội học của Xpen-xe

[27]

(Hertbert Spencer-NS) bằng tiếng

Pháp.

3. Giải phẫu và sinh lý học của Pôn-Be

[28]

(Paul Bert) bằng tiếng

Nga.

Chị đọc nhiều thứ một lúc vì học mãi một thứ, có thể làm cho óc mệt mỏi,

mà hiện giờ đã quá căng thẳng. Khi thấy mình không thể đọc tiếp được nữa
thì đem những bài toán về đại số và lượng giác ra giải. Việc này đòi hỏi phải
chú ý và như thế, lại tập trung được tư tưởng.

Chị Brô-ni-a biên thư từ Pa-ri kể chuyện đi thi gặp nhiều khó khăn.

Chương trình học khá nặng và sức khỏe đáng lo ngại.

Còn dự định ấy à? Chị chả có kế hoạch gì hết, mà nếu có thì cũng tầm

thường và đơn giản đến nỗi chẳng có gì đáng nói. Chỉ biết gắng hết sức
mình, và đến khi không cố được nữa thì từ giã cõi này; thiệt hại có là bao,
thương tiếc mình để lại cũng ngắn ngủi thôi, như đối với hàng bao kẻ khác.

Ý định của chị hiện nay là như vậy. Có người nói: ít ra cũng nên nếm

qua cái say đắm của tình yêu. Nhưng chương trình của chị quả không có
mục này. Trước kia cũng có nhiều ý đồ khác đấy, nhưng nay tiêu tan hết rồi,
chị đã chôn vùi và cố quên đi. Hẳn em cũng biết, bức tường bao giờ cũng
rắn hơn cái đầu muốn húc đổ nó
”.

*

* *

Tại sao nàng lại có những ý nghĩ hồ đồ muốn tự vẫn và thốt lên những

lời chán nản và hoài nghi tình yêu như vậy?

Nguyên nhân cũng đơn giản và thường tình. Cảnh ngộ của Ma-ri-a trong

những năm đó có thể gọi là “Truyện một cô gái nghèo”, đã từng được kể
trong các sách nói về tình yêu.

Câu chuyện bắt đầu từ việc cô Xkhua-đốp-xka càng nhớn càng xinh,

chưa phải là vẻ đẹp huyền diệu toát từ chân dung của Ma-ri Qui-ri sau này.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.