“... Em rất suy nghĩ khi đọc quyển sách của O-ret-skho-va Trên bờ dòng
Ni-ê-men. Tất cả mơ ước của chúng ta là ở đó, những câu chuyện say sưa
đã từng làm chị em mình nóng mặt. Em đã khóc như một đứa trẻ lên ba. Tại
sao mơ ước đó lại tiêu tan? Trước đây em ôm ấp hoài bão làm việc vì nhân
dân, với nhân dân, thế mà đến nay mới chỉ dạy được cho mười đứa trẻ nông
thôn biết đọc...”
Thư gửi Dô-dếp, 18 tháng ba 1888.
“... Anh thân mến, còn cái tem cuối cùng em biên thư cho anh đó. Lúc
này em không còn đến một xu dính túi...
Nếu anh biết em mong mỏi như thế nào được trở về Vác-xô-vi vài ngày.
Chưa nói chi đến quần áo mặc đã cũ quá rồi, cần phải sửa sang, may mới...
Mà đến tâm hồn của em cũng chẳng đương nổi nữa. Chao, giá được thoát
khỏi vài ngày cái không khí giá lạnh này, lúc nào cũng bị chỉ trích, cứ phải
luôn luôn xét nét từng lời nói, cử chỉ. Em cần thay đổi không khí như người
ta cần tắm mát sau một ngày oi bức vậy.
Đã lâu em không được thơ Brô-ni-a. Có lẽ chị ấy cũng không còn tiền
mua tem như em.
Thơ của cha và Hê-la luôn luôn chỉ thấy phàn nàn, kêu ca làm em lo
không biết ở nhà khó khăn như thế nào. Nếu không nghĩ đến chị Brô-ni-a,
em đã thôi việc ở chỗ ông Z. ngay tức khắc, và tìm một nơi khác, mặc dầu
chỗ này lương khá như vậy...”
Viết thơ cho bạn là Ca-di-a (vừa mới báo tin cô đã đính hôn và mời Ma-
ni-a về chơi), 25 tháng Giêng 1888.
“... Mình hiện nay bề ngoài thì cười nói mà trong lòng tái tê. Đây là một
kinh nghiệm kể từ lúc mình hiểu được rằng người nào có những xúc động
mạnh như mình mà không thay đổi được bản chất đó của họ thì cần phải
giấu kỹ. Nhưng nào ích lợi gì! Càng bị kìm nén, bản chất lại càng bật ra, thế
là lại nói quá lời rồi lại hối.
Ca-di-a kể là đã sống một tuần lễ hạnh phúc nhất đời. Còn mình thì
trong mấy tháng hè đó, mình đã trải qua những ngày rất căng và đau khổ.
Điều an ủi duy nhất là mình đã vượt qua được cuộc thử thách một cách đoan
trang trong trắng. (Vẫn cái tính khí khái trước kia làm cho mụ May-e thù