những chủ mới, ông bà F. đang đi nghỉ mát cùng con cái.
Thư cho Ca-di-a (từ Dô-pốt) ngày 14 tháng bảy 1889, Ma-ni-a kể:
“Lúc đi tàu, không có chuyện gì xảy ra, mặc đầu đã có linh tính chẳng
lành. Phải đổi tàu năm chỗ mà mình không nhầm toa, không bị mất cắp. Dồi
thịt mang đi đường ăn hết nhẵn.
Ông bà F. ra tận ga đón, niềm nở. Mấy đứa trẻ rất dễ thương, mình thấy
mến ngay...”
Rồi cả gia đình ông F. cùng cô giáo mới lại trở về Vác-xô-vi.
Đối với Ma-ni-a, bắt đầu một năm tương đối dễ chịu, thư thái. Bà F. rất
đẹp, rất sang, rất giàu. Ma-ni-a sẽ được chứng kiến và tiếp xúc lần đầu tiên
và cũng là lần cuối cùng với tất cả sự xa hoa phù phiếm mà phú quý có thể
đem lại cho một người đàn bà được nuông chiều. Được cái thích là bà F. rất
khéo, quý mến và không ngớt lời ca ngợi “cô Xkhua-đốp-xka tuyệt diệu” và
muốn cô cùng dự các buổi tiệc trà, khiêu vũ...
Rồi bỗng một tin đột ngột. Một buổi sáng – người đưa thư giao cho Ma-
ni-a một cái thư từ Pa-ri. Thư của Brô-ni-a, viết vội trên một mảnh giấy kẻ ô
vuông giữa hai buổi lên lớp ở đại giảng đường, mời em gái năm sau đến ở
nhà riêng của chị.
Thơ viết từ Pa-ri tháng 3 năm 1890:
“Chị định sẽ cưới trong hè. Anh Ca-di-mia lúc ấy đã ra bác sĩ và chị
cũng chỉ còn một kỳ thi nữa thôi. Anh chị sẽ ở lại Pa-ri một năm đợi chị thi
xong sẽ cùng về Ba Lan. Chị tính như vậy là phải, em nghĩ sao? Chị đã hai
mươi bốn, mà anh ấy thì ba mươi tư, chẳng còn sớm sủa gì. Đợi thêm thật là
vô lý!
Còn em, em cũng phải làm việc gì cho bản thân đi chứ? Năm nay hãy cố
dành dụm vài trăm rúp, sang năm có thể đi Pa-ri và đến ở nhà anh chị. Cần
nhất là phải có vài trăm rúp ghi tên theo học ở Xoóc-bon. Năm đầu, cứ ở với
anh chị. Mấy năm sau khi anh chị không ở đây nữa, cha sẽ gửi tiền cho em.
Thôi, em hãy quyết định đi! Em đợi quá lâu rồi! Chị tin chắc, sau hai
năm em sẽ đỗ cử nhân. Vậy em nhớ dành dụm từ bây giờ, gửi tiền một nơi