MARIE CURIE MỘT ĐỜI HY SINH CHO KHOA HỌC - Trang 92

xka, bác sỹ Mót, nhà sinh vật học Da-nit, anh Sa-lay sau này yêu Hê-la và sẽ
là con rể của gia đình Xkhua-đốp-xki, anh Vôi-trê-khốp-xki, một chủ tịch
tương lai của nước cộng hòa Ba Lan. Họ đều là bạn cô trong nhóm kiều dân
tượng trưng cho một nước Ba Lan tự do ở cái khu La-tinh này. Cùng cảnh
nghèo với nhau, họ thường tổ chức những buổi họp, những bữa liên hoan
đêm No-en. Trong dịp này, có những đầu bếp xung phong nấu các món ăn
Vác-xô-vi: xúp củ cải đỏ như hoa mào gà phải dùng nóng sốt, cải bắp nấu
nấm, cá măng nhồi thịt, bành ngọt rắc hạt thuốc phiện… một vài chén rượu
Vodka, rất nhiều nước chè. Có những nghệ sỹ tài tử đóng bi kịch và hài kịch.
Chương trình in bằng tiếng Ba Lan có những bức vẽ tượng trưng: trên cánh
đồng phủ tuyết, một túp lều, bên dưới buồng xép, một chàng trai mê mải đọc
sách, một ông già No-en đang trút những sách khoa học qua ống khói lò sưởi
của một phòng thí nghiệm. Và ngay đàng trước, là một cái túi rỗng chuột
gặm.

Ma-ri thường dự vào các cuộc vui ấy. Cô không có thì giờ học các

vai hài kịch. Nhưng trong một buổi liên hoan yêu nước do nhà điêu khắc Va-
xin-khốp-xki tổ chức, cô được chọn để thể hiện hình tượng “nước Ba Lan
phá xiềng xích”.

Tối hôm ấy, không ai nhận ra cô nữ sinh viên nghiêm trang hàng

ngày nữa. Trên sân khấu, một người đàn bà lạ mặt, mặc chiếc áo dài cổ xưa
với những nếp vải màu thạch lựu, quanh mình quàng nhiều khăn tô mỏng dài
mang màu Tổ quốc, mớ tóc bung xõa xuống hai vai, bao quanh khuôn mặt
cương nghị có đôi má Xla-vơ đã đem lại cho những người đang sống tha
hương một hình ảnh Ba Lan thắm thiết.

Thế đấy, mặc dầu xa đất nước quê nhà, hai chị em Ma-ri và Brô-ni-a

nào quên được Vác-xô-vi. Họ đã chọn đến ở phố Đức quốc này, bên lề cái
thủ đô mà họ chưa dám vào hẳn, gần ngay ga Phương Bắc với những đoàn
tàu đã đưa họ đến đây. Trăm nghìn dây vô hình ràng buộc nối hai cô gái Ba
Lan đó với Tổ quốc, mà sợi dây thắm thiết nhất là thư trao đổi với cha.

Hai cô con nhà giáo nết na, lễ phép ấy biên thư cho cha chỉ dùng ngôi

thứ ba

[31]

và lá thư nào cũng kết thúc bằng câu: “Con hôn tay cha yêu dấu”.

Các cô tả cho cụ Xkhua-đốp-xki cuộc đời rực màu sắc của mình và nhờ cha
trăm thứ vặt vãnh. Làm như ngoài Vác-xô-vi ra không còn đâu bán chè nữa,
hoặc như khó lòng tìm mua được ở Pháp một cái bàn là dùng tạm!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.