đến điều ấy.” Bố mẹ đã phá vỡ luật im lặng sau khi con tự tử. Họ đã trả lời
bố mẹ: “Ông bà nói linh tinh, chả có chuyện gì xảy ra cả.”
Con ấy, Marion, trước khi chết con đã có đủ can đảm để phá vỡ luật im
lặng. Con đã cất công viết một lá thư, miêu tả lại những gì con đã cảm nhận,
và thậm chí còn xin được thứ lỗi. Con đã đưa ra những cái tên. Con đã giải
thích rằng những lời thóa mạ, chửi rủa của chúng đã đi quá xa. Và trường
học thì làm như thể điều đó không tồn tại. Thầy Hiệu trưởng thì thầm với
các bậc cha mẹ khác rằng con có “vấn đề với gia đình”!
Người ta đã không nghe con nói khi còn sống, người ta từ chối nghe
khi con đã chết. Người ta làm như con đã chẳng để lại lá thư, con ấy, con đã
viết: “Tớ đã không nói ra được hết tất cả những gì tớ chất chứa trong tim
mình, nhưng bây giờ tớ nói đây, dẫu con tim tớ không còn đập nữa.”
Nhưng tất cả mọi người chả bận tâm đến điều ấy, họ chẳng quan tâm
đến tình cảm đang chất chứa trong tim con. Tất cả mọi người chả thèm quan
tâm liệu nó có còn đập nữa hay không.
Đúng thế, mẹ đang cáu giận đây. Cơn giận dữ lại quay về choán lấy
mỗi khi mẹ nghĩ đến sự thờ ơ mà con, bố mẹ và gia đình của con phải chịu
đựng. Nhưng tại sao những người đó lại chăm sóc trẻ em nếu như việc sống
hay chết của con đối với họ đều như nhau chứ? Con đã đến trường với tâm
tư trong sáng thơ ngây và nụ cười trên môi. Con ra khỏi trường thì chết. Mà
không có danh dự gì. Không có gì hết, hệt như một kẻ nghèo hèn đáng
thương.
Thế nên các chiến dịch của họ để lại trong mẹ nhiều hoài nghi hơn.
Những con số thì chính chúng đã nói về chúng rồi. Chúng liên tục tăng.
Điều đó bộc lộ rõ rằng sự phòng chống của họ đã không có hiệu quả. Người
ta sẽ bác bỏ ý kiến của mẹ rằng những con số tăng là bởi họ xác định tốt hơn
tệ nạn này so với trước đây. Mẹ không sao nuốt trôi được lập luận này.
Theo những điều tra chính thức mới đây, 10,1% học sinh được hỏi
tuyên bố rằng đã bị quấy rối, 7% là nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng, tức