là cứ 16 trẻ em thì có 1 trẻ em bị quấy rối nghiêm trọng. Con số thật khổng
lồ: 10% của mười hai triệu trẻ em đang độ tuổi đến trường, nó cho thấy là
hơn một triệu học sinh thay bằng đổ mồ hôi trên các bài tập của mình thì
chúng lại toát mồ hôi trước ý tưởng sẽ bị nghéo chân hoặc chế giễu. Phân
nửa trong số chúng phản ánh đã bị nghe chửi, 39% bị đặt cho một biệt danh
ác ý, 36% bị xô đẩy chen lấn, 32% bị cô lập, 29% bị chế giễu vì hạnh kiểm
tốt trên lớp, 19% bị đánh, 5% bị mơn trớn hoặc bị cưỡng bức, v.v...
Eric Debarbieux cho biết, trong các học sinh Trung học cơ sở, 15% trẻ
em nói rằng chúng đang bị quấy rối, và 40% trong số đó là những học sinh
ngoan! Đấy là đỉnh điểm đó, quá nhiêu! Từ 11 đến 16 tuổi là độ tuổi của mọi
mối nguy hiểm trong trường học. Theo một báo cáo của Unicef Pháp thiết
lập vào tháng Chín năm 2014 thì 31% học sinh trên 15 tuổi tuyên bố đã bị
quấy rồi ở trường Trung học cơ sở và Trung học. 16% học sinh được hỏi
phàn nàn rằng đã bị “ném đá” trên mạng Internet.
Về vấn đề này, Marion ạ, tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Najat Vallaud-
Belkacem, đã trích dẫn các cuộc khảo sát của Unicef sau ngày khai trường
mùa thu năm 2014 để chúc mừng tỉ lệ trẻ vị thành niên cảm thấy an toàn ở
trường học. Làm sao người ta có thể vui mừng với con số 86% khi mà điều
ấy có nghĩa là còn 14% học sinh không cảm thấy an toàn chứ? 14%, nếu mẹ
không nhầm, thì đó là 1,7 triệu trẻ em kia mà.
Theo những nguồn tin chính thức khác thì 40% học sinh Pháp cho biết
đã từng là nạn nhân của nạn quấy rối trên mạng Internet - một cuộc tấn công
online. Mối quan hệ đối tác được thành lập vào năm 2011 giữa Facebook và
Bộ Giáo dục chỉ can thiệp vào những trường hợp tái phạm nghiêm trọng
nhất và mới chỉ bắt đóng cửa chừng năm chục tài khoản Facebook trong
vòng hai năm.
Trước hết cần phải cùng tự vấn về các nguyên nhân thúc đẩy việc quấy
rối giữa các học sinh. Mẹ nghĩ rằng ngoài những động cơ của trẻ vị thành
niên trong cuộc săn đuổi theo bầy đàn, kiểu hành sự này còn được cổ vũ bởi
suy nghĩ không bị trừng phạt mà bọn trẻ đã thấm nhuần.