3
Lá thư con gửi cho những kẻ quấy rối
“Dẫu con tim tớ không còn đập nữa”
Vào đầu buổi sáng thứ Năm ngày 14 ấy, khi bố đi cùng một cô bạn gái
đến trường để lấy sách vở và đồ dùng học tập của con về thì thùng carton đã
được đóng gói sẵn sàng, đang để ở phòng giáo vụ. Các nhà báo đã đứng chờ.
Bố thoáng nhìn thấy thầy Hiệu trưởng. Thầy Hiệu phó hỏi liệu bố có biết
những chi tiết cụ thể, liệu bố đã đọc bức thư và biết được những cái tên.
Tóm lại, thầy ấy muốn biết những gì mà bố mẹ đã biết nhưng thầy ấy lại
quên nói những lời động viên chia buồn mà bố mẹ chờ đợi trong thời khắc
ấy. Xa hơn chút, một bà đang đứng nói chuyện trước máy quay của đài
truyền hình, bố con đã không để ý đến chuyện ấy.
Buổi sáng, sau khi đọc tờ Le Parisien, bố mẹ đã gọi điện cho các chú
hiến binh để kiểm tra câu chuyện về lá thư này.
Con chắc đã để lại lá thư đó mà bố mẹ không được thông báo chăng?
Lại còn rắc rối hơn nữa khi bố mẹ biết được điều đó qua báo chí. Qua điện
thoại, các hiến binh đã xác nhận một cách rất gượng gạo rằng có sự rò rỉ
thông tin và họ thật sự đáng tiếc. Ngay chiều hôm đó, tầm 17 giờ, một chú
thiếu tá đến bấm chuông cửa nhà mình. Chú ấy đến xin lỗi vì việc bố mẹ đã
biết chuyện có bức thư con để lại qua báo chí, thề rằng chú ấy đã cho tiến
hành một cuộc điều tra nội bộ để phát hiện xem sự rò rỉ kia bắt đầu ở chỗ
nào. Chú ấy đem tới cho bố mẹ chiếc phong bì mà con đã để lại, gửi đến
trường học với số hiệu học sinh của con gắn trên đó, số 320. Bên trong con
để hai lá thư. Và đây là nội dung lá thứ nhất, buồn da diết và dịu dàng quá
đỗi. Mẹ không sửa lỗi chính tả đâu, con nhé
[*]
.
Gửi tới lớp 8C và tất cả các lớp khác. Nếu như các bạn nhận được lá
thư này thì có nghĩa là tớ đã không còn hiện diện trên cõi đời này nữa.
Tớ muốn được nói lời xin lỗi vì những gì tớ đã khiến mọi người phải