của các cô chú hiến binh, nhưng cũng là cuộc điều tra của cả bố mẹ nữa,
những dấu vết đã được tìm thấy trên mạng Internet, có những chứng cứ chỉ
ra rằng con đã phải chịu những lời sỉ nhục vào trước ngày con tự tử. Và
công lý đành hài lòng dừng lại ở đấy ư?
Sau đó, một thẩm phán đã được bổ nhiệm. Ngài ấy đã tiếp mẹ hôm thứ
Tư ngày 28 tháng Năm năm 2014. Mẹ tin tưởng ở ngài ấy. Không thiên vị,
ngài ấy đã bắt đầu những cuộc tìm kiếm, gán trách nhiệm và gỡ trách nhiệm.
Ngài tôn trọng từng từ, từng chữ mà con đã viết ra trước khi chết. Ngài ấy
quan tâm đến con, đến thảm kịch đã nhấn chìm con xuống. Ngài ấy hiểu
rằng điều quan trọng là phải xác định những tình huống và danh tính những
thủ phạm chính.
Trong cuộc gặp gỡ với ngài kiểm sát trưởng vào năm 2013, điều khủng
khiếp nhất đối với bố mẹ là phải nghe ông ấy nói rằng đã “chẳng có gì nhiều
nhặn” trong hồ sơ cả. “Chẳng có gì nhiều nhặn” ư? Trên thực tế, việc khiếu
nại với sự kiện dần sự đòi bồi thường đã cho phép bố mẹ được tiếp cận hồ
sơ. Mẹ đã có thể tra cứu nó vào mùa thu năm 2014, một năm sau cái chết
của con. Toàn bộ chuyện ấy mới dài làm sao! Và đây này, trong hồ sơ lạ
lùng ấy, mẹ phát hiện ra những buổi thẩm vấn các học sinh được nêu tên
trong lá thư của con. Những đứa trẻ này kể rằng vào hôm trước khi con tự
vẫn, trong lúc con đang hết sức rối loạn thì một đứa trong số chúng đã ném
vào con cái mệnh lệnh ghê sợ này: “Đi mà treo cổ đi, ngày mai sẽ bớt đi
được một người!”
“Đi mà treo cổ đi!”, chúng đã nói thế với con. Và con đã làm, Marion
hiền dịu của mẹ, con gái yêu thương của mẹ. Con đã vâng lệnh lũ ngu xuẩn
ấy. Thế con có biết được rằng hành động của con là không thể vãn hồi
không? Con không thể ước lượng được nỗi đau mà hành động ấy gây ra cho
những người yêu thương con. Mẹ không thể nói về con trong thì quá khứ
được.
Vào lúc khai trường tháng Chín năm 2013, thầy Hiệu trưởng vẫn luôn
có mặt ở đó, bất di bất dịch, như thể đã chẳng có chuyện gì xảy ra vậy. Có