MARKETING THEO PHONG CÁCH SAO KIM - Trang 144

không chừa lại khả năng xếp họ vào nhiều mảng cùng lúc.

Bạn có muốn biết ngụ ý của điều này là gì?

Trước khi tiết lộ điều này, tôi muốn hỏi mục tiêu của bạn là gì khi bạn tiến
hành phân đoạn khách hàng? Như tôi đã đề cập đến ở trên, tôi tin rằng đó là
nhằm chia nhóm khách hàng dựa trên những điều kiện và hành vi tương
đồng về nhân khẩu và lối sống. Một khi đã chia được họ thành nhóm, chúng
ta có thể dễ dàng phục vụ từng khách hàng trong mỗi nhóm theo cách thức
đã được tuỳ biến.

Giả sử sau khi tiến hành phân đoạn thị trường, chúng ta có được các nhóm
A, B, C. Khi đó chúng ta có thể gắn nhóm A với nhãn “4P” hay Product -
Price - Place - Promotion (sản phẩm, định giá, phân phối, xúc tiến) phù hợp
với nhu cầu, hành vi và thị hiếu của nhóm đó. Chúng ta làm tương tự với các
nhóm B và C, gán cho mỗi nhóm một “4P” phù hợp và khác với “4P” đã gán
cho nhóm A.

Tuy nhiên, nếu phương pháp phân chia của chúng ta có lỗi, kết quả sẽ là gì?
Dịch vụ tuỳ biến mà chúng ta cung cấp sẽ không phù hợp với thị trường mục
tiêu. Một khi chúng ta mắc lỗi trong việc cân nhắc điều kiện của khách hàng,
dịch vụ mà chúng ta cung cấp, do được đưa ra dựa trên kết quả của việc cân
nhắc này, cũng sẽ đi sai mục tiêu.

Mọi thứ sẽ đi sai hướng!!!

Phân đoạn vô hạn

Khoảng mười năm trước, ở mô hình đầu tiên của tôi trong Marketing Plus
2000,
tôi đã nói rằng phân đoạn thị trường thực ra là cách nhìn nhận thị
trường theo hướng sáng tạo. Định nghĩa này vẫn còn có giá trị, và thậm chí
tính giá trị càng tăng khi các khách hàng sao Kim của chúng ta ngày càng
trở thành những “mục tiêu di động” - luôn luôn di chuyển khiến chúng ta
khó nắm bắt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.