MẬT MÃ THANH MINH THƯỢNG HÀ TẬP 1 - Trang 102

• • •

Vào ngày thu phân (giữa thu) cách đây hai năm, Triệu Bất Vưu cùng

Đông thủy bát tử tập hợp ở Xuy Đài phía nam thành, trong làn gió thu, cầm
tử Nhạc Chí Hòa ôm đàn gảy khúc “Thu thủy” mới soạn. Giang Độ Niên
rượu vào nổi hứng muốn múa bút nhưng không sẵn giấy, bèn cởi áo dài
trắng đang mặc trải ra trên mặt bàn đá, cầm bút chấm mực rồi tung hoành
một chập. Anh viết bài phú “Khoái tai thử phong” của Đông Pha theo thư
pháp của Đông Pha

[74]

. Triệu Bất Vưu hồi nhỏ đã từng nhìn thấy Tô Thức

phong độ ngời ngời rạng rỡ, ấn tượng này rất sâu. Nhìn Giang Độ Niên
hôm đó dường như lại được nhìn thấy Tô Thức năm xưa. Và, chữ viết trên
áo bào cũng hết sức bay bướm, chẳng khác gì mây trời dìu dặt bồng bềnh
trước gió thu. Nếu đích thân Đông Pha viết có lẽ cũng tuyệt vời như thế này
là cùng.

Mọi người trố mắt nhìn, trầm trồ khen ngợi. Triệu Bất Vưu còn nhớ

lúc đó Trịnh Đôn phát biểu cảm nghĩ: “Đem bán cái áo dài cũ này đi, ít ra
cũng được chục quan tiền.” Giang Độ Niên bật cười, rồi cầm luôn cái áo ấy
ném vào lò than dùng để hâm rượu và nướng thịt, ngọn lửa bùng lên nuốt
chửng bức thư pháp bay bướm. Mọi người không ngớt kêu lên “thật đáng
tiếc”, nhưng Giang Độ Niên thì mỉm cười: “Đốt nó để tế Đông Pha tiên
sinh, nếu hương hồn ông ấy biết, hẳn sẽ cười vang và nói ‘ngọn lửa này
sung sướng làm sao’!”

• • •

Cũng như Điền Huống, Giang Độ Niên từng được triệu vào trường

học trong cung vua, nhưng anh không muốn làm “thư nô” mất tự do, bèn
cáo bệnh mà từ chối. Nhưng anh lại chấp nhận vào làm “thợ sao chép” của
Tập Hiền các trong cung.

Sau khi thiên tử lên nối ngôi, Sái Kinh đề xướng chấn hưng văn nghệ,

sưu tầm nhiều bức thư họa và sách cổ trong dân gian, Một số tác phẩm quý
hiếm lưu giữ trong các quán các cần chép lại thành các bản sao. Vì thích

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.