Lưu thị than thở: “Đúng thế! Thường ngày chị em chúng tôi đâu dám
ho he, vì hễ nói ra là sai!”
Lúc này Giản Trinh mới lên tiếng: “Chị Ôn Duyệt chưa chắc Giản
Trang anh trai em giận em, mà là giận chính mình. Anh ấy cũng rất khó xử,
luôn một lòng đọc sách học Đạo, các chuyện mưu sinh cầu lợi vốn dĩ chẳng
phải dành cho anh ấy. Với học vấn của mình, anh ấy dư sức để mưu cầu
một chức quan, nhưng thời nay làm quan mà vẫn muốn giữ trọn ý chí và
đạo lý thì rất khó. Nói ngay làm thầy giáo, không được giảng gì khác, mà
phải nhất nhất tuân theo ‘Tam kinh tân nghĩa
’ của Vương An Thạch.
Xưa nay, Nghĩa và Lợi chẳng thể đồng hành, anh Giản Trang là con người
dẫu sống trong bần hàn
cũng không chịu thay đổi ý chí của mình, nên
hai chị em dẫu bị anh ấy trách cũng không sao, vả lại anh ấy nói đều có lý
cả.”
Ôn Duyệt lại thở dài: “Ông anh Giản Trang quá may mắn vì có cô em
gái tốt nết như cô!”
Giản Trinh mỉm cười, rồi nói: “Nếu không có anh và chị, thì em đâu
được sống đến ngày hôm nay? À, chị Ôn Duyệt, chúng em hôm nay có chút
việc muốn nhờ chị.”
“Cô cứ nói đi?”
Giản Trinh đưa ra một cuộn tròn vải xanh, bên trong là một cuộn giấy:
“Là về chuyện mua ruộng, đã mua xong, cũng đã nộp thuế, nha môn đã
đóng dấu. Nhưng ở đây còn có chút vướng mắc: chủ ruộng là một quả phụ,
theo luật, thì quả phụ không được cầm cố, hoặc bán ruộng đất, nhưng tại
sao nha môn lại cho bà ta bán? Nghe nói mấy năm nay, ai trót mua của quả
phụ rồi thì lại bị nha môn tịch thu. Em lo số ruộng gia đình em đã mua
cũng sẽ bất ổn, nên muốn nhờ chị nói với anh Triệu Bất Vưu tra cứu cho.”
“Đây là bản hợp đồng do nha môn xác nhận à?” Ôn Duyệt cầm xem
phần họ tên bên bán, lập tức mỉm cười: “Không cần hỏi anh ấy, tôi đã nắm
được vấn đề, cô đừng lo. Luật quy định rằng quả phụ không có con cháu
hoặc con cháu chưa tròn 16 tuổi, thì không được cầm cố hoặc bán điền sản.
Trong hợp đồng này, bên bán gồm hai người: bà quả phụ tên là Hà và cháu