sự lựa dùng kẻ sĩ mà không câu nệ gia thế tầm cỡ hay nghèo hèn hoặc con
cháu nhà nông, miễn là họ chuyên tâm hiếu học để vươn lên, thực hiện hoài
bão, là được. Ta nghĩ, nếu Khổng Tử đang sống ở thời nay thì ngài cũng sẽ
dốc sức tham gia thi cử…”
Không đi thi, đỗ đạt, không thể phục vụ đất nước, là điều tiếc nuối rất
lớn trong lòng Triệu Bất Vưu.
Nhà Tống từ ngày khai quốc đến nay, bởi nhiều phen hoàng thân quốc
thích nội loạn hoán ngôi tiếm quyền, nên không cho phép con em trong
hoàng tộc dự thi khoa cử rồi bổ nhiệm chức quan; họ chỉ có thể học hành
trong trường hoàng cung, thành tài rồi trao học hàm chiếu lệ chứ không có
chức sắc thực sự. Triệu Bất Vưu từ nhỏ ham luyện võ, đã từng giành ngôi
thủ khoa Võ học trong tôn thất nhưng cũng chỉ được trao hàm “Võ công
lang” tựa như một thứ hư danh. Những năm gần đây, tôn thất đã nới lỏng
chút ít, một số con cháu trong hoàng tộc có văn tài nổi trội cũng được trao
chức quan. Triệu Bất Vưu cũng chuyển sang học văn nhưng ngày trước
luyện võ anh đã bị thương để lại vết sẹo dài, thẩm mĩ không đạt để tham gia
khoa cử, tức cấm “người phế tật” dự thi. Vài năm nay tâm trạng Triệu Bất
Vưu mới dần nguôi ngoai, còn Triệu Mặc Nhi không phải em ruột, mà chỉ
là chú em nuôi, thì không bị hạn chế dự thi.
Triệu Mặc Nhi tủm tỉm, nói: “Không phải đệ cố tỏ ra thanh cao.
Huynh cũng từng nói rằng thời nay chính tà lẫn lộn, bọn Sái Kinh, Đồng
Quán, Vương Phủ, Lương Sư nắm quyền hành, cửa quan biến thành tư
dinh, người trung trinh ngay thẳng không có chỗ đứng trong triều đình.
Huynh tuy không làm quan nhưng bao năm qua đã dàn xếp vô số tranh
chấp, gỡ mọi oán thù cho dân chúng, huynh vẫn đang hành thiện giúp đời
đấy thôi?”
Triệu Bất Vưu mỉm cười, thầm nghĩ: Triệu Mặc Nhi là anh chàng
không thạo cạnh tranh, nếu ở vào thời Nhân tông
làm nên chuyện, nhưng thôi, cậu ta không chen chân vào chốn công danh
cũng tốt. Huống chi, hiện thời triều đình đang dư thừa quan chức, già nửa