Vạn Phúc đứng bên cười tít, nói: “Hôm qua, tìm người ở gần Mai
thuyền bên bờ bắc cây cầu, chưa tìm đủ, chỉ tìm được 11 người. Tiểu nhân
bảo họ nhận diện từng người trên con thuyền khách mới, họ cũng chưa thế
nhận ra hết. Nhưng cũng đã xác định được non nửa nạn nhân đúng là người
đi trên Mai thuyền.”
“Sổ sách ghi chép của nơi thu thuế cũng đã sao lại, chủ Mai thuyền tên
là Mai Lợi Cường.” Cố Chấn đưa cho Triệu Bất Vưu xem mấy tờ giấy đã
sao lại.“Tôi cũng đã sai người sao thêm bản nữa để điều tra lai lịch của con
thuyền khách mới.”
“Hay lắm! Tôi xin giữ lại bản này.” Triệu Bất Vưu cầm mấy tờ giấy,
xem một lượt rồi cất đi.
Cố Chấn lại nói: “Còn việc thứ hai, đúng như anh nói, tay đạo sĩ và
hai tiểu đồng ấy đã trốn thoát; nhưng cái bè gỗ thì không dễ biến mất, nếu
không trôi xuôi hạ du thì phải được giấu ở dọc đường. Hoặc để phi tang
thật sự thì họ đốt béng đi là chắc nhất. Tôi đã đi dọc dòng sông và quan sát
kỹ hai bên bờ, không thể có chỗ giấu bè. Tôi bèn lên bờ đem theo hai chục
cung thủ đi tìm dọc theo bờ sông Biện Hà. Quả nhiên tìm thấy một đống tro
than mới đốt trong một cái hố, bèn hỏi hai nông dân đang đứng gần đó, họ
nói mình có nhìn thấy đám khói nhưng vì lúc ấy đang làm đồng, lại đứng
hơi xa, ngỡ là có ai đó đốt cỏ khô hoặc đốt tiền giấy nhân ngày thanh minh
nên không chú ý nữa. Trong đám tro than, tôi còn tìm thấy cái này…”
Triệu Bất Vưu cầm lấy vật mà Cố Chấn đưa ra: đó là một mẩu vải
trắng chưa cháy hết, chất vải thô dày.
Vạn Phúc nói: “Hôm qua tiểu nhân đứng trên cầu vòm nhìn thấy tấm
vải phủ trên bè, chắc là thứ vải này.”
Triệu Bất Vưu nói: “Gã đạo sĩ không thể đi bộ mà chạy trốn, chắc trên
bờ phải có kẻ tiếp ứng.”
Cố Chấn mỉm cười: “Đúng thế. Cách cái hố không xa, có vết bánh xe,
có một số dấu chân, đều còn mới. Vết bánh xe kéo dài đến tận đường cái thì
không nhận ra nữa, nhưng nhìn vết cuối cùng thì đoán ra nó từ phía kinh
thành chạy đến. Hiện nay gã lẩn trốn trong thành Biện Lương, gã bày ra trò