Tống Tề Dụ cười: “Thế thì phải chờ tôi đỗ trạng nguyên thật đã!”
“Đâu có chuyện thật hay không thật? Cứ gì anh em chúng tôi mà dân
chúng cả kinh thành đều kháo nhau: Tống nhất, Chương nhị, tam bất
quản!”
“Nói thế là sao?”
“Hà hà… tức là, Tống trạng nguyên đỗ đầu, bạn thân của huynh là
Chương Mỹ đỗ thứ hai, còn đỗ thứ ba… ai thích chọn ai thì tùy!”
Tống Tề Dụ bật cười. Lúc này lại có hai lực phu bước vào quán, Đan
Thập Lục ra phục vụ họ, Tống Tề Dụ ngồi độc ẩm vậy. Điện thí đã kết thúc
cũng tức là hành trình dùi mài kinh sử kết thúc, còn việc đỗ thứ mấy thì anh
không bận tâm lắm nhưng anh cũng không muốn “bị” chọn vào nhóm ba
người đứng đầu, bởi vì càng lên cao càng dễ bị đố kỵ, danh càng lớn càng
lắm phiền hà. Huống chi thời thế hiện giờ đâu có cơ hội để phát triển?
Trong các danh thần ở triều đình, Tống Tề Dụ đặc biệt ngưỡng mộ
Vương An Thạch. Vào thời vua Anh Tông, Vương An Thạch đã rất nổi
tiếng, ông từng dâng “Vạn ngôn thư” thẳng thắn chỉ ra những tệ nạn đương
thời và bước đầu nói đến ‘biến pháp” nhưng không được nhà vua coi trọng,
vì thế ông đã nhiều lần từ chối Chiếu chỉ phong giữ các chức quan phụ
trách thư viện hoặc biên soạn sử sách, chỉ làm những chức quan ở châu
huyện để thiết thực trừ hại, đem lại lợi ích cho địa phương. Khi vua Thần
Tông
kế vị, ông biết ngài là ông vua rất có tầm nhìn, nên ông hăm hở
đón nhận Chiếu và đã rất được nhà vua coi trọng, thăng giữ chức Tể tướng,
ông đã dốc sức thực hiện Tân pháp. Các lĩnh vực ruộng đất thủy lợi, thanh
điền, phương điền, quân thâu, bảo giáp, bảo mã, thị dịch, miễn dịch, miễn
hàng tiền
… đều lần lượt được cách tân, diện mạo đất nước đã được đổi
mới.
Chỉ tiếc rằng năm mươi năm qua các vị vua Thẩn Tông, Triết Tông có
dốc sức biến pháp nhưng lại bỏ lửng, hai vị thái hậu đứng ra buông rèm
nhiếp chính và khôi phục cựu pháp.
Đương kim thiên tử sau khi kế vị, trước hết chủ trương “trung lập”,
mong muốn dung hòa hai phái tân cựu, nhưng rồi lập tức trọng dụng Sái