phục nhưng chùa không có sư, chùa Đại Tướng Quốc lại đang có một vị
tăng Tri Khách
thường luận bàn Thiền đạo với một vị Tự Thừa
Tự vụ Kinh thành, vị Tự Thừa ấy bèn điều ông ta đến chùa này làm Trụ trì.
Nhà sư này rất thích đánh cờ, cổ nhân chia quân cờ làm hai màu trắng
và đen, gọi chúng bằng mỹ từ Ô - Lộ tức Hắc Ô (quạ đen) và Bạch Lộ (cò
trắng), nên ông ta bèn tự xưng là Ô Lộ. Ông ta lại nhớ đến điển cố về đánh
cờ “Lạn Kha” thời Tấn: tiều phu Vương Chất vào rừng đốn củi gặp hai ông
tiên đang chơi cờ bèn đứng bên xem rất say mê. Xem xong một ván, áng
chừng mất một canh giờ, tiều phu thấy cái cán rìu trong tay mình đã mục
nát, thì ra đã bao năm trời trôi qua. Thế là hai chữ “Lạn Kha” (cành gỗ
mục) trở thành mỹ từ chỉ đánh cờ; Ô Lộ bèn đổi tên chùa thành chùa Lạn
Kha. Một tiểu đồ đệ đi theo ông cũng lấy tên là Dịch Tâm
.
• • •
Triệu Bất Vưu đến chùa Lạn Kha để tìm Điền Huống.
Điền Huống có biệt hiệu “Kỳ tử”, ngoài ham nghiên cứu kinh thư Nho
gia, anh còn rất mê chơi cờ. Anh đọc sách để tu thân chứ không nhằm thi
cử tìm kiếm công danh. Gia đình Điền Huống có vài gian nhà tổ tiên để lại
nhưng không có ruộng đất, anh cũng không biết làm gì khác để mưu sinh,
hàng ngày anh đến trước cổng chùa Đại Tướng Quốc bày một bàn cờ, cắm
tấm biển đề “mỗi ván 50 đồng”, để mời khách đánh cờ, mỗi ngày chỉ đánh
ba ván, cho đến nay anh chưa từng thua. Mỗi ngày kiếm được 150 đồng
đem về đưa cho vợ. Cuộc sống không dư dật gì nhưng cũng đủ sống. Anh
gọi ba ván cờ hàng ngày là “ba ván áo cơm”, ngoài ra, anh luôn tìm các cao
thủ để so tài cao thấp.
Triệu Bất Vưu sau khi trò chuyện với Trịnh Đôn thì đến nhà Điền
Huống, vợ Điền Huống nói chồng mình đánh xong ba ván áo cơm thì về
nhà ăn trưa, rồi đến chùa Lạn Kha - đương nhiên là tìm để Ô Lộ đánh cờ,
anh bèn đi đến đây.
Vừa bước vào cửa chùa, gặp ngay đệ tử của Ô Lộ là Dịch Tâm, chú
tiểu Dịch Tâm nhận ra Triệu Bất Vưu vội chắp hai bàn tay “chào Triệu thí