Tào Hỷ và mọi người đi báo quan truy bắt Hầu Luân, trước khi đi họ đã
kể cho anh biết mọi sự thật ở Phạm lâu. Thì ra tất cả là do Hầu Luân thiết
kế, hại cha anh cũng là Hầu Luân!
Sau cơn giận dữ, anh nghĩ đến hai chữ này: báo ứng.
Lẽ nào là báo ứng thật? Thôi, anh không dám nghĩ nữa. Lúc nãy anh đã
kể lại mọi sự việc trong suốt tháng qua cho Biện Nhi và mọi người nghe,
ngoại trừ một chuyện cũ…
• • •
Mùa xuân cách đây 8 năm, Hoàng Hà vỡ đê, nước sông nhấn chìm vô số
ruộng vườn nhà cửa. Hồi đó cha Đổng Khiêm là Đổng Tu Chương và cha
Hầu Luân là Hầu Thiên Hỷ đều làm chủ bạ ở Thủy ty, đi theo quan Thủy
giám cứu lũ lụt, chiêu mộ hàng chục vạn dân phu đắp đê trị thủy. Hai ông
phụ trách điều động phân phát tiền nong, lương thực, Hầu Thiên Hỷ quản
lý sổ sách, Đổng Tu Chương quản lý tiền, vật tư.
Khi đê điều sắp hoàn thành, Đổng Tu Chương nhận được tin dữ từ quê
nhà rằng phụ thân ốm, qua đời. Đổng Tu Chương đành xin nghỉ việc để về
quê chịu tang. Ba năm cư tang
không có lương bổng gì, khi mãn tang trở
lại làm việc còn phải chờ đợi bổ nhiệm lại. Hồi đó Đổng Khiêm cũng chưa
thi đỗ vào trường Thái học, cũng phải để tang, tiền đồ chưa biết sẽ ra sao.
Nhà họ Đổng chỉ có chục mẫu ruộng xấu, sinh kế rất bấp bênh. Đổng Tu
Chương nghĩ nát óc, cuối cùng nghĩ đến một cách…
Buổi tối trước khi lên đường về quê, Đổng Tu Chương chuẩn bị rượu thịt
rồi mời Hầu Thiên Hỷ đến dùng bữa. Hầu Thiên Hỷ tửu lượng kém, ông cứ
cố mời, chuốc cho say. Hầu Thiên Hỷ vốn rất cẩn thận, sổ sách bao giờ
cũng mang theo người. Khi thấy khách đã say mềm, Đổng Tu Chương lấy
được cuốn sổ ra, sổ thường dùng dây gai khâu các tờ giấy lại, ông gỡ tách
một tờ ra rồi đánh tráo một tờ khác vào, tờ này ông bắt chước chữ viết của
Hầu Thiên Hỷ, sau đó khâu lại như cũ, nhét trở lại trả Hầu Thiên Hỷ, cuối