cùng, ông dìu Hầu Thiên Hỷ trở về nhà. Sau đó ông thó 250 lạng bạc cứu tế
trong kho trị giá 5000 quan tiền giấu vào hành lý. Sáng sớm hôm sau ông
lên đường trở về quê. Sự việc không một ai biết.
Có tiền rồi, ông đủ sống suốt ba năm cư tang, còn thừa thì để lo lót khi
trở lại xin việc, nuôi Đổng Khiêm đi học, ngoài ra ông còn mua một cây
mai cát tường về chăm sóc. Còn Hầu Thiên Hỷ mắc tội làm giả sổ sách,
tham ô tiền cứu trợ thiên tai, nên bị phạt tiền và bãi chức.
Đổng Khiêm luôn rất áy náy về chuyện đó, anh đành viện câu nói “phụ
vị tử ẩn, tử vị phụ ẩn”
trong sách Luận ngữ ra để “tự biện hộ” vậy.
Mấy năm sau, Đổng Khiêm và Hầu Luân gặp nhau ở trường Thái học,
anh không ưa tính cách nhút nhát mềm yếu của Hầu Luân, nhưng nhớ đến
tội lỗi của cha mình nên anh gắng hết sức đối xử tốt với anh ta. Đến chơi
nhà Hầu Luân, gặp Hầu Cầm - cô gái rất thanh tú trinh tĩnh, khiến anh rung
động nhớ mãi không quên. Anh muốn lấy Hầu Cầm, vừa thỏa lòng khao
khát lại có thể càng thêm tốt với nhà họ Hầu, bù đắp lỗi lầm của cha khi
xưa.
Nào ngờ Hầu Thiên Hỷ lại phản đối, rồi ông ta dâng Hầu Cầm làm đồ
chơi cho kẻ khác.
Hôm đó anh dúi cho cô mẩu giấy thể hiện “ta chỉ muốn lấy nàng” cho
Hầu Cầm, cô lại đưa cho anh hạt đậu đỏ và lọn tóc, khiến anh càng thêm
kiên định tâm ý, nếu không lấy được cô anh đành thôi, và chờ khi cha già
về trời anh sẽ cắt tóc đi tu.
Khi đó anh hoàn toàn không ngờ Hầu Luân lại dẫn anh đến ngõ Thanh
Lân gặp Hầu Cầm, thực ra nhằm gán tội cho anh bằng miếng ngọc bội. Ra
khỏi ngôi nhà đó rồi, một ý nghĩ nổi lên trong anh: phải giết Tào Hỷ.
Hầu Luân ra sức khuyên can anh, nói rằng anh còn cha già, sao nỡ làm
bừa như vậy? Anh đã nguôi ngoai. Hầu Luân thì nói rằng anh ta tình cờ biết
vụ giết người ở Phạm lâu, có thể nhân đó gán tội cho Tào Hỷ, anh ta đỡ
phải tự mình hành động. Tâm trí đang rối bời, anh không nghĩ kỹ xem tại