Đại học Geneva, bố của một học sinh đã đến tìm tôi. “Bác sĩ Rapaille, tôi
có một khách hàng cho ông đây”, ông ta nói.
Luôn bị lôi cuốn bởi những khả năng có thể xảy ra của các ca bệnh khác
nhau, tôi gật đầu thích thú. “Một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ à?”
“Không”, ông ta mỉm cười. “Nestlé.”
Vào thời điểm đó, tôi đang tập trung vào nghiên cứu điều trị và học thuật
nên hầu như không hiểu từ “marketing” có nghĩa là gì. Vì thế, tôi không
tưởng tượng nổi mình có giá trị gì đối với một công ty.
“Nestlé? Tôi có thể làm được gì cho họ?”
“Chúng tôi đang cố gắng bán cà phê hòa tan tại Nhật Bản, nhưng chúng
tôi không đạt được thành công như mong đợi. Nghiên cứu của ông về dấu
ấn có thể rất hữu ích cho chúng tôi.”
Chúng tôi tiếp tục trao đổi và người đàn ông đó đã đưa ra một lời đề nghị
cực kỳ hấp dẫn. Không chỉ là các điều khoản tài chính đáng cân nhắc, mà
dự án này còn có một cái gì đó rất hứa hẹn. Không giống như công việc của
tôi với trẻ em mắc chứng tự kỷ, quá trình điều trị là vô cùng chậm chạp, đề
nghị này là cơ hội để tôi nhanh chóng kiểm nghiệm lý thuyết về dấu ấn và
tâm trí vô thức mà tôi đã phát triển. Đây là một cơ hội không thể bỏ lỡ. Tôi
xin nghỉ phép và bắt tay tiến hành nhiệm vụ mới của mình.
Cuộc họp đầu tiên cùng ban giám đốc Nestlé và công ty quảng cáo tại
Nhật Bản của họ rất hữu ích đối với tôi. Ngày nay, nếu áp dụng chiến lược
của họ thì hết sức ngớ ngẩn nhưng vào thập niên 1970 thì không đến nỗi
nào, họ đã nỗ lực tìm cách thuyết phục người tiêu dùng Nhật Bản chuyển từ
trà sang cà phê. Từng ở Nhật Bản một thời gian, tôi biết rằng trà có ý nghĩa
rất lớn trong nền văn hóa của đất nước này, nhưng tôi không có chút kiến
thức nào về cảm nhận của họ đối với cà phê. Tôi quyết định tập hợp một
vài nhóm nhỏ lại để cùng nhau tìm hiểu xem họ đã hằn sâu dấu ấn về thức
uống này như thế nào. Tôi tin rằng có một thông điệp mà chúng tôi có thể
dùng để mở cánh cửa cho Nestlé. Tôi tiến hành những buổi gặp mặt kéo dài
ba giờ với từng nhóm. Trong giờ đầu tiên, tôi đóng vai một người ngoài