Sự kết hợp giữa kinh nghiệm và những cảm xúc đi kèm tạo ra một thứ
được gọi là dấu ấn, thuật ngữ do Konrad Lorenz
được tạo ra, nó tác động mạnh mẽ đến quá trình tư duy và định hình những
hành động trong tương lai của chúng ta. Sự kết hợp của các dấu ấn định
nghĩa nên con người chúng ta.
Một trong những dấu ấn cá nhân đáng nhớ nhất của tôi được tạo ra khi
tôi còn nhỏ. Tôi lớn lên ở Pháp, và khi tôi khoảng bốn tuổi, gia đình tôi
được mời dự đám cưới. Tôi chưa từng đến đám cưới và không thể biết
được điều gì chờ đợi mình. Và những gì tôi đã chứng kiến thật không thể
nào quên. Đám cưới ở Pháp không giống với đám cưới ở bất kỳ nền văn
hóa nào mà tôi biết. Đám cưới tổ chức trong hai ngày, hầu hết đều diễn ra
quanh một chiếc bàn chung lớn. Mọi người đứng quanh bàn để mời rượu.
Họ trèo lên bàn và ca hát. Họ ngủ dưới gầm bàn và (sau này tôi mới được
biết) thậm chí tán tỉnh nhau dưới đó. Thức ăn luôn có sẵn. Mọi người uống
le trou Normand, một cốc Calvados và bụng họ lại có chỗ để nhồi thêm
thức ăn. Những người khác thì vào nhà vệ sinh nôn để có thể ăn được nhiều
hơn. Đối với một đứa trẻ, chứng kiến những điều đó là một trải nghiệm
đáng kinh ngạc, và nó để lại trong tôi một dấu ấn không bao giờ phai nhạt.
Từ đó, tôi luôn liên hệ đám cưới với việc ăn uống thừa mứa. Sự thật là lần
đầu tiên đến dự một đám cưới ở Mỹ, tôi đã ngạc nhiên bởi bầu không khí
điềm đạm khi đem so sánh với đám cưới ở Pháp. Gần đây, vợ tôi (cũng lớn
lên ở Pháp) và tôi đã tổ chức một bữa tiệc nhiều ngày, có nghĩa là “đám
cưới” đối với cả hai chúng tôi.
Mọi dấu ấn đều ảnh hưởng đến chúng ta trong vô thức. Khi đúc kết được
điều này từ nghiên cứu của Laborit, tôi bắt đầu kết hợp những gì học được
từ ông vào công việc điều trị của mình ở Paris, hầu hết là được thực hiện
với trẻ em mắc chứng tự kỷ (thực tế là Laborit khiến tôi đưa ra giả thuyết
rằng trẻ em mắc chứng tự kỷ không học tập hiệu quả vì chúng thiếu cảm
xúc để học tập). Chủ đề về sự hằn sâu dấu ấn cũng là cơ sở cho các bài
giảng mà tôi giảng dạy trong thời gian này. Sau một bài giảng đặc biệt tại