Chương 7
HỌC CÁCH CHẤP NHẬN
Mật mã của chất lượng và sự hoàn hảo
N
hư chúng ta đã biết, nền văn hóa là bộ trang thiết bị sinh tồn mà chúng ta
được thừa hưởng từ khi sinh ra. Nền văn hóa của chúng ta biến đổi như
ngày này (và nó thay đổi rất, rất chậm) vì đó là nền văn hóa phù hợp nhất
với điều kiện sống của những thành viên. Chính vì vậy, những nỗ lực áp đặt
thay đổi có bản chất trái ngược với mật mã của một nền văn hóa riêng biệt
đều cầm chắc thất bại. Những nỗ lực của người Mỹ vào cuối những năm
1980 và đầu những năm 1990 để tiếp nhận mô hình kinh doanh của Nhật
Bản về chất lượng là một minh họa rõ nét cho điều này. Thất bại của họ đã
mang lại những bài học quan trọng cho việc kinh doanh của chúng ta ngày
nay.
Trong giai đoạn đó, nền kinh tế Mỹ rơi đang vào khủng hoảng, còn nền
kinh tế Nhật Bản lại tăng trưởng mạnh mẽ; nhiều công ty Mỹ thắc mắc tại
sao người Nhật thành công trong khi họ lại gặp khó khăn. Nhiều người tin
rằng câu trả lời nằm ở chất lượng. Những tiêu chuẩn nghiêm ngặt của
người Nhật về việc không có lỗi và cải tiến liên tục đã giúp họ đứng đầu
trong các sản phẩm ô tô, máy vi tính, đồ điện tử gia dụng và nhiều mặt
hàng tiêu dùng quan trọng khác. Sản phẩm của họ rẻ hơn và tốt hơn, một sự
kết hợp gần như không thể đánh bại. Chưa bao giờ người tiêu dùng Mỹ lại
mua hàng Nhật nhiều đến vậy, đẩy mạnh nền kinh tế Nhật Bản và cản trở
nền kinh tế của chúng ta. Nhiều công ty Mỹ kết luận rằng nếu họ phải cạnh
tranh với người Nhật tại thị trường Mỹ (chưa nói đến cạnh tranh trên trường
thế giới) thì họ phải làm theo cách tiếp cận của người Nhật về chất lượng.
Nỗ lực này đã thất bại. Tiêu chuẩn chất lượng của chúng ta hiện nay
không tốt hơn năm 1980 là bao, dù các tập đoàn đã bỏ ra hàng tỷ đô la để
thay đổi điều này. Tại sao lại như vậy? Câu trả lời nằm trong mật mã.